Người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì được hưởng chính sách ra sao?

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải là doanh nghiệp nhà nước hay không? Bên cạnh đó thì tiền lương làm căn cứ tính chế độ cho người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu ra sao? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Đạt đến từ Ba Tri, Bến Tre.

Người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì hưởng chính sách ra sao?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định sau:

Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002
Chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 2 Nghị định này tại thời điểm cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lao động hoặc Tòa án quyết định mở thủ tục phá sản được quy định như sau:
1. Người lao động dôi dư từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi đối với nam, từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi đối với nữ và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không kể tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau);
c) Hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.
...

Theo đó, chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì căn cứ tính lương ra sao?

Người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu thì căn cứ tính lương ra sao?

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp cho người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 7 Nghị định 63/2015/NĐ-CP như sau:

Tiền lương làm căn cứ tính chế độ
1. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc;
b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.
2. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điểm a Khoản 4, Điểm a Khoản 5 Điều 3, Điều 4 Nghị định này và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 3 Nghị định này được quy định như sau:
a) Đối với người lao động dôi dư quy định tại Khoản 1 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc;
b) Đối với người đại diện phần vốn của công ty quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty đầu tư vào doanh nghiệp khác.

Theo đó, hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội lương cơ sở áp dụng hiện nay là 1.300.000 đồng/tháng.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có phải là doanh nghiệp nhà nước hay không?

Căn cứ Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:

Doanh nghiệp nhà nước
1. Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
a) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
2. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
3. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp nhà nước.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Người lao động dôi dư
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chủ tịch công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là ai? Tiền lương, thù lao của chủ tịch công ty do ai quyết định?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được giảm vốn điều lệ trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Thẩm quyền bổ nhiệm giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sẽ do Hội đồng thành viên hay chủ sở hữu công ty bổ nhiệm?
Pháp luật
Giám đốc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có phải ký hợp đồng lao động với công ty hay không?
Pháp luật
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là tổ chức có thể ủy quyền cho nhiều người quản lý được không?
Pháp luật
Thời hạn góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là bao lâu? Nếu quá thời hạn quy định mà tôi không góp đủ vốn thì có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Thời hạn đăng ký thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi thay đổi địa chỉ trụ sở chính là bao lâu?
Pháp luật
Một người có thể làm Giám đốc của hai Công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên không?
Pháp luật
Công ty TNHH MTV do tổ chức là chủ sở hữu có được ký kết hợp đồng với thành viên Hội đồng thành viên của công ty không?
Pháp luật
Điều kiện để công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu được giải thể là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
976 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Người lao động dôi dư
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào