Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động của Nghị định 68/2000/NĐ-CP nếu sáp nhập đơn vị thì hợp đồng xử lý như thế nào?
Trong trường hợp sáp nhập đơn vị thì hợp đồng lao động xử lý như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi sáp nhập như sau:
"1. Trong trường hợp chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động thì người sử dụng lao động phải xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này.
2. Người sử dụng lao động hiện tại và người sử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm thực hiện phương án sử dụng lao động đã được thông qua.
3. Người lao động bị thôi việc thì được nhận trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 47 của Bộ luật này."
Và căn cứ theo khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động như sau:
"1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
3. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết."
Do đó, khi người sử dụng lao động tiến hành sáp nhập thì phải thỏa thuận với người lao động về việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.
Nếu thỏa thuận thành thì các bên sẽ ký phụ lục hợp đồng hoặc ký kết về hợp đồng mới là do sự lựa chọn, thỏa thuận của các bên pháp luật không bắt buộc phải sử dụng hình thức nào trong trường hợp này.
Do việc nâng lương thuộc nội dung hợp đồng, nên bạn và người sử dụng lao động phải thỏa thuận với nhau về vấn đề nâng lương, luật không quy định trong trường hợp này.
Trong trường hợp không thỏa thuận được về việc nâng lương thì các bên sẽ tiếp tục thực hiện theo hợp đồng lao động đã giao kết theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019.
Với yêu cầu: " và ngày sáp nhập trùng với ngày năng lương và ký hợp đồng lần 2 thì mình có nâng lương không? có ký hợp đồng lần 2 (24 tháng) hay ký lại từ đầu ạ?" TVPL xin đưa ra quan điểm thực hiện như sau:
- Nếu hợp đồng lao động lần 1 đã hết hạn (theo thời hạn hợp đồng lao động đã ký kết trước đó với đơn vị cũ), thì các bên được quyền thỏa thuận lại việc có ký hợp đồng lao động hay không. Và nếu ký, thì rõ ràng ở đây sẽ là ký một hợp đồng lao động mới.
- Vì ở đây sẽ ký kết hợp đồng lao động mới, nên các vấn đề lương sẽ do các bên thỏa thuận trên tinh thần phù hợp với quy chế nâng lương, thang bảng lương của đơn vị sử dụng lao động kế tiếp này.
Tải về mẫu phụ lục hợp đồng lao động mới nhất 2023: Tại Đây
Hợp đồng lao động (Hình từ Internet)
Bên ký hợp đồng lao động đối với các đơn vị theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 68/2000/NĐ-CP có quy định như sau:
"1. Điều kiện đối với bên ký hợp đồng với cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
a) Cá nhân:
Có đủ sức khoẻ theo yêu cầu của công việc do cơ quan y tế cấp huyện trở lên xác nhận;
Có lý lịch rõ ràng;
Có năng lực và trình độ để hoàn thành công việc;
Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hình sự, quản chế hành chính, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào các cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục và trong thời gian cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề, hoặc làm công việc nhất định có liên quan đến công việc ký hợp đồng.
b) Cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ phải có khả năng thực hiện công việc nêu tại Điều 1 của Nghị định này và có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật."
Nội dung này được hướng dẫn bởi khoản 1 Mục III Thông tư 15/2001/TT-BTCCBCP.
Kinh phí thực hiện hợp đồng lao động theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 68/2000/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Nghị định 161/2018/NĐ-CP quy định kinh phí thực hiện như sau:
"1. Đối với cơ quan hành chính thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này do ngân sách nhà nước bảo đảm và được bố trí trong dự toán chi thường xuyên ngoài quỹ tiền lương hàng năm của cơ quan theo quy định của pháp luật.
2. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thì kinh phí thực hiện hợp đồng các công việc quy định tại Điều 1 Nghị định này được lấy từ nguồn tài chính ngoài quỹ tiền lương hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.”
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lùi xe trên đường 1 chiều phạt bao nhiêu? Lỗi lùi xe trên đường 1 chiều ô tô, xe máy theo Nghị định 168?
- Dự toán chi phí sửa chữa công trình xây dựng bao gồm những gì? Công việc sửa chữa công trình phải được bảo hành trong bao lâu?
- Toàn văn Nghị quyết 15/NQ-CP về dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy?
- Mừng thọ 100 tuổi gọi là gì? Lời chúc mừng thọ 100 tuổi? Thời gian tổ chức mừng thọ 100 tuổi theo Thông tư 06?
- Giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất? Thời điểm thực hiện chính sách giảm biên chế sau sáp nhập, hợp nhất?