Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
- Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
- Người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu sẽ không được hưởng lưu hưu hàng tháng nếu tiếp tục làm việc đúng không?
- Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương cụ thể như sau:
Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mặc dù người lao động đã nghỉ hưu nhưng tiếp tục làm việc thì mức tiền lương cũng phải được xác định như sau:
- Số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
- Người sử dụng lao động phải trả cũng phải đảm bảo công bằng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Theo đó, mức lương theo công việc của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc thì mức lương theo công việc được xác định như thế nào? (Hình từ Internet).
Người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu sẽ không được hưởng lưu hưu hàng tháng nếu tiếp tục làm việc đúng không?
Theo quy định tại Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc sử dụng người lao động cao tuổi cụ thể như sau:
Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
Như vậy, theo quy định trên người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu nếu vẫn tiếp tục làm việc thì hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động mới mà không làm ảnh hưởng đến chế độ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động.
Do đó, người lao động đã nghỉ hưu và đang hưởng lương hưu vẫn được hưởng lưu hưu hàng tháng nếu tiếp tục làm việc.
Người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ theo khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định như sau:
Quy định chuyển tiếp
...
6. Người lao động có thời gian làm việc trong khu vực nhà nước trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 nếu đủ điều kiện hưởng nhưng chưa được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên thì thời gian đó được tính là thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội. Việc tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội được thực hiện theo các văn bản quy định trước đây về tính thời gian công tác trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 để hưởng bảo hiểm xã hội của cán bộ, công chức, viên chức, công nhân, quân nhân, và công an nhân dân.
7. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11.
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
...
Theo quy định trên thì người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc nếu đang hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Nếu người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc chưa đủ điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 thì trường hợp này người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc vẫn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, người lao động đã nghỉ hưu tiếp tục làm việc và người sử dụng lao động sẽ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với mức đóng theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?
- Bán quyền khai thác khoáng sản trong cùng một địa bàn có thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?