Người lao động đã nghỉ hưu thực hiện khám, giám định bệnh nghề nghiệp nhưng mất sổ sức khỏe thì làm thế nào?
- Người lao động đã nghỉ hưu khám, giám định bệnh nghề nghiệp nhưng mất sổ sức khỏe thì làm thế nào?
- Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ hưu muốn được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp thì chuẩn bị hồ sơ thế nào?
- Trình tự giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu như thế nào?
Người lao động đã nghỉ hưu khám, giám định bệnh nghề nghiệp nhưng mất sổ sức khỏe thì làm thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định trường hợp này như sau:
Đối với người lao động bị mất, thất lạc sổ sức khỏe thì trước khi thực hiện khám, giám định bệnh nghề nghiệp người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc gửi văn bản đề nghị xác minh bệnh nghề nghiệp đến cơ quan y tế có thẩm quyền theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trên cơ sở kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền về xác minh bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp thực hiện chẩn đoán bệnh nghề nghiệp và ghi rõ căn cứ trên trong bản kết quả khám bệnh nghề nghiệp.
Sau đó người lao động nghi ngờ hoặc thấy có triệu chứng, dấu hiệu bị bệnh nghề nghiệp do các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp trước đó đã làm việc gây nên thì được chủ động đi khám phát hiện và giám định mức suy giảm khả năng lao động do mắc bệnh nghề nghiệp như sau:
- Người lao động đã nghỉ hưu, thôi việc gửi bản sao hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp (có bản chính để đối chiếu).
Sau khi có kết quả khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, cơ sở khám bệnh nghề nghiệp hoàn thiện hồ sơ bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định của Bộ Y tế;
- Người lao động đã chuyển làm công việc khác gửi hồ sơ sức khỏe cá nhân đến cơ sở khám bệnh nghề nghiệp khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Sau khi khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc lập hồ sơ bệnh nghề nghiệp trên cơ sở hồ sơ quản lý sức khỏe của người lao động;
- Sau khi có hồ sơ bệnh nghề nghiệp, người lao động chủ động đi khám hoặc đề nghị đơn vị nơi người lao động đã từng làm việc hoặc đang làm việc giới thiệu đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
Người lao động đã nghỉ hưu khám, giám định bệnh nghề nghiệp nhưng mất sổ sức khỏe thì làm thế nào?
Người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp sau khi nghỉ hưu muốn được hưởng các chế độ bệnh nghề nghiệp thì chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Tại khoản 5 và khoản 6 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định 2 bộ hồ sơ như sau:
- 1 bộ hồ sơ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp với đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 Điều này gồm có:
+ Đơn đề nghị hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 01 tại Phụ lục của Nghị định này đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc;
Hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc đề nghị giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;
+ Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng giám định y khoa.
- 1 bộ hồ sơ để được hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp gồm có:
+ Đơn đề nghị hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 tại Phụ lục của Nghị định này đối với người lao động đã nghỉ hưu hoặc thôi việc;
Hoặc văn bản của người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc theo quy định tại khoản 1 Điều 18 và khoản 2 Điều 22 của Nghị định này, đối với trường hợp người lao động chuyển đến làm việc cho người sử dụng lao động khác;
+ Thành phần hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 18 và khoản 2 Điều 22 của Nghị định này;
+ Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi điều trị bệnh nghề nghiệp;
+ Bản chính chứng từ thanh toán các chi phí khám, điều trị bệnh nghề nghiệp theo quy định.
Trình tự giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động đã nghỉ hưu như thế nào?
Về trình tự giải quyết hỗ trợ chế độ bệnh nghề nghiệp và hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh nghề nghiệp được hướng dẫn tại khoản 7 Điều 5 Nghị định 88/2020/NĐ-CP như sau:
"Điều 5. Chế độ cho người lao động phát hiện bị bệnh nghề nghiệp khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp
...
7. Trình tự giải quyết chế độ bệnh nghề nghiệp
a) Trường hợp có đủ hồ sơ quy định tại khoản 5 Điều này, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc nộp 01 bộ hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội, để giải quyết hưởng chế độ theo đúng thời hạn quy định tại Điều 59 Luật An toàn, vệ sinh lao động;
b) Trường hợp có đủ hồ sơ quy định tại khoản 6 Điều này, người lao động hoặc người sử dụng lao động nơi người lao động đang làm việc nộp 01 bộ hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết hỗ trợ theo trình tự quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 19 và khoản 2, khoản 3 Điều 23 của Nghị định này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?