Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương thì có được xét giảm thời hạn không?

Cho tôi hỏi người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương thì có được xét giảm thời hạn không? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi nào? Câu hỏi của anh N.Q.P từ Nghệ An.

Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương thì có được xét giảm thời hạn không?

Việc xét giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động được quy định tại Điều 28 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Xóa kỷ luật, giảm thời hạn chấp hành kỷ luật lao động
1. Người lao động bị khiển trách sau 03 tháng, hoặc bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương sau 06 tháng, kể từ ngày bị xử lý, nếu không tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Trường hợp bị xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức cách chức thì sau thời hạn 03 năm, nếu tiếp tục vi phạm kỷ luật lao động thì không bị coi là tái phạm.
2. Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương sau khi chấp hành được một nửa thời hạn nếu sửa chữa tiến bộ, có thể được người sử dụng lao động xét giảm thời hạn.

Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương thì có được xét giảm thời hạn không?

Người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam bị xử lý kỷ luật kéo dài thời gian nâng lương thì có được xét giảm thời hạn không? (Hình từ Internet)

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi nào?

Việc tạm đình chỉ công việc đối với người lao động được quy định tại Điều 30 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại đơn vị.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian đó người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động được tiếp tục làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, theo quy định, Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh.

Lưu ý: Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại đơn vị.

Thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao lâu?

Thời hạn tạm đình chỉ công việc được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nội quy lao động của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 900/QĐ-BHTG năm 2016 như sau:

Tạm đình chỉ công việc
1. Người sử dụng lao động có quyền tạm đình chỉ công việc của người lao động khi vụ việc vi phạm có những tình tiết phức tạp, nếu xét thấy để người lao động tiếp tục làm việc sẽ gây khó khăn cho việc xác minh. Việc tạm đình chỉ công việc của người lao động chỉ được thực hiện sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại đơn vị.
2. Thời hạn tạm đình chỉ công việc không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày. Trong thời gian đó người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động được tiếp tục làm việc.
3. Trường hợp người lao động bị xử lý kỷ luật lao động, người lao động cũng không phải trả lại số tiền lương đã tạm ứng.
4. Trường hợp người lao động không bị xử lý kỷ luật lao động thì được người sử dụng lao động trả đủ tiền lương cho thời gian bị tạm đình chỉ công việc.

Như vậy, theo quy định, thời hạn tạm đình chỉ công việc đối với người lao động là không được quá 15 ngày, trường hợp đặc biệt cũng không được quá 90 ngày.

Trong thời gian đó người lao động được tạm ứng 50% tiền lương trước khi bị đình chỉ công việc. Hết thời hạn tạm đình chỉ công việc, người lao động được tiếp tục làm việc.

Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền chính sách pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sẽ không bảo hiểm cho loại tiền gửi nào? Thời điểm Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả tiền bảo hiểm?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam sử dụng nguồn lực tài chính từ đâu? Nguyên tắc quản lý tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam phải công bố thông tin việc thu hồi Chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi trên phương tiện thông tin đại chúng đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thực hiện kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo hiểm tiền gửi đúng không?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam do ai thành lập? Tên giao dịch quốc tế của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là gì?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam chi trả cho người gửi tiền trong trường hợp nào? Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam hoạt động theo mô hình nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để gửi tiền có kỳ hạn tại Ngân hàng thương mại đúng không?
Pháp luật
Vốn điều lệ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là bao nhiêu? Các khoản thu của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam gồm các khoản nào?
Pháp luật
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có trách nhiệm gì đối với tổ chức tín dụng kiểm soát đặc biệt theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
634 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào