Người lao động có thể thực hiện thủ tục nhận BHXH 1 lần tại địa phương khác nơi đăng ký hộ khẩu của mình không?
Hồ sơ thực hiện thủ tục nhận BHXH 1 lần khác nơi đăng ký hộ khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 6 Quy trình Giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
“Điều 6. Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
1. Trách nhiệm của Bộ phận TN-Trả KQ
[...] 1.2. Tiếp nhận hồ sơ do đơn vị SDLĐ, Ủy ban nhân dân cấp xã, người lao động và thân nhân nộp với thành phần hồ sơ cho từng loại chế độ như sau:
[...] 1.2.3. Đối với hưởng BHXH một lần; hưởng trợ cấp một lần trong trường hợp đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng ra nước ngoài định cư, công dân nước ngoài đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam: Hồ sơ theo quy định tại Điều 109 Luật BHXH; Điều 4, khoản 4 Điều 13, khoản 2 Điều 25 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; điểm đ khoản 9 Điều 22 Thông tư số 181/2016/TT-BQP; khoản 1, 2 Điều 15 và khoản 1 Điều 16 Nghị định số 143/2018/NĐ-CP, gồm:
a) Trường hợp hưởng BHXH một lần.
a1) Sổ BHXH.
a2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB.
а3) Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:
- Hộ chiếu do nước ngoài cấp.
- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.
- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp. [...]"
Như vậy, theo quy định trên khi bạn muốn làm hồ sơ nhận tiền BHXH 1 lần khác tỉnh nơi đăng ký hộ khẩu (nơi tạm trú) thì bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Sổ BHXH
- Đơn đề nghị theo mẫu số 14 – HSB
Bên cạnh đó, khi bạn đến nộp hồ sơ bạn cần phải mang theo sổ tạm trú mà không cần phải có cả sổ tạm trú và sổ hộ khẩu.
BHXH 1 lần (Hình từ Internet)
Việc tiếp nhận hồ sơ BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Quy trình Giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
"Điều 3. Một số quy định chung trong giải quyết và chi trả các chế độ BHXH
[...] 11. Về tiếp nhận hồ sơ:
11.1. Trường hợp hồ sơ giải quyết chế độ BHXH của người lao động do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
11.2. Thành phần hồ sơ tại Quy trình này mà không ghi là bản sao thì được hiểu là bản chính; khi tiếp nhận bản sao hồ sơ chưa được chứng thực, công chứng thì viên chức tiếp nhận hồ sơ phải đối chiếu với bản chính, đồng thời xác nhận trên trang nhất của bản sao “đã đối chiếu với bản chính”, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm xác nhận để trả lại bản chính cho người nộp. [...]"
Trách nhiệm giải quyết và chi trả BHXH được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 5 Quy trình Giải quyết hưởng các chế độ BHXH, chi trả các chế độ BHXH, BHTN ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 quy định như sau:
"Điều 5. Trách nhiệm giải quyết và chi trả
1. Giải quyết hưởng
1.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
1.1.1. Tiếp nhận hồ sơ [...]
1.1.2. Giải quyết hưởng: [...]
1.1.3. Chuyển hồ sơ: [...]
1.1.4. Khóa số liệu và kết xuất báo cáo: [...]
1.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH
1.2.1. Thực hiện như quy định tại điểm 1.1 khoản này.
1.2.2. Ngày làm việc đầu tiên hàng tháng, thực hiện khóa số liệu và kết xuất các báo cáo quy định tại tiết 1.1.4; lập báo cáo mẫu số 02B-HSB và 20-HSB của toàn tỉnh gửi BHXH Việt Nam (Ban Thực hiện chính sách BHXH).
2. Trách nhiệm của Bộ phận KHTC
2.1. Tiếp nhận Danh sách C70a-HD, C70b-HD từ Bộ phận Chế độ BHXH; tiếp nhận Thông báo C12-TS từ Bộ phận Thu.
2.2. Chi trả
2.2.1. Chuyển kinh phí cho đơn vị SDLĐ để chi trả cho người lao động không có tài khoản cá nhân theo Danh sách C70a-HD. [...]
2.2.2. Chi trực tiếp cho người lao động [...]
2.3. Lập Danh sách C75-HD, vào sổ chi tiết theo dõi thu hồi của từng đối tượng theo quy định.
2.4. Căn cứ Thông báo C12-TS để theo dõi ghi thu, ghi chi số tiền đóng BHYT theo phân cấp.
2.5. Hàng tháng, lập báo cáo tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo mẫu số 4-CBH do BHXH huyện quản lý.
3. Trách nhiệm của Phòng KHTC: Thực hiện như quy định tại khoản 2 Điều này theo phân cấp quản lý của BHXH tỉnh, lập Danh sách C75-HD và hàng tháng lập báo cáo tổng hợp chi chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo mẫu số 4-CBH của toàn tỉnh, gửi Phòng Chế độ BHXH.
4. Thời hạn giải quyết và chi trả
4.1. Trường hợp đơn vị SDLĐ đề nghị: Tối đa 06 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định.
4.2. Trường hợp người lao động, thân nhân người lao động nộp hồ sơ trực tiếp cho cơ quan BHXH: Tối đa 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
5. Công tác rà soát, kiểm tra
5.1. Trách nhiệm của Bộ phận Chế độ BHXH
5.1.1. Rà soát, kiểm tra [...]
5.1.2. Kế hoạch kiểm tra [...]"
5.2. Trách nhiệm của Phòng Chế độ BHXH: Thực hiện như quy định tại điểm 5.1 khoản này và thực hiện kiểm tra các đơn vị SDLĐ do BHXH huyện giải quyết."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học mới nhất? Tải về file word Mẫu Quy chế làm việc của trường Tiểu học?
- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2021-2030) nêu quan điểm chủ động, kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền thế nào?
- Mẫu bảng thanh toán tiền thưởng theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn ghi bảng thanh toán tiền thưởng?
- Thuế quan là gì? Quyết định và công bố lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu được quy định thế nào?
- Mẫu bản tự nhận xét đánh giá của cán bộ công chức mới nhất? Mục đích của việc đánh giá cán bộ công chức là gì?