Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc hay không?

Nhắn tin đề nghị trao đổi về vấn đề tình dục tại nơi làm việc thì có được xem là hành vi quấy rối tình dục hay không? Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc hay không?

Nhắn tin đề nghị trao đổi về vấn đề tình dục tại nơi làm việc thì có được xem là hành vi quấy rối tình dục hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 84 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc
2. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:
a) Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;
b) Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;
c) Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử.

Đồng thời, tại khoản 9 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 quy định:

Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
9. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Như vậy, theo quy định, người có hành vi sử dụng tin nhắn đề nghị trao đổi về vấn đề tình dục mà không được người kia mong muốn hoặc chấp nhận thì được xem là hành vi quấy rối tình dục bằng lời nói.

Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác hay không?

Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác hay không? (Hình từ Internet)

Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc hay không?

Căn cứ khoản 2 Điều 86 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Trách nhiệm, nghĩa vụ phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc
1. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện và giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc cho người lao động;
c) Khi xuất hiện khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải kịp thời ngăn chặn, xử lý và có biện pháp bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.
2. Người lao động có nghĩa vụ:
a) Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;
c) Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở có trách nhiệm:
a) Tham gia xây dựng, thực hiện, giám sát việc thực hiện các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
b) Cung cấp thông tin, tư vấn và đại diện cho người lao động bị quấy rối tình dục, người lao động đang bị khiếu nại, bị tố cáo có hành vi quấy rối tình dục;
c) Tuyên truyền, phổ biến, tập huấn quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Khuyến khích người sử dụng lao động và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở lựa chọn nội dung về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để tiến hành thương lượng tập thể.

Theo đó, trong việc phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, người lao động có nghĩa vụ:

- Thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Tham gia xây dựng môi trường làm việc không có quấy rối tình dục;

- Ngăn cản, tố cáo hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Như vậy, theo quy định, người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc.

Người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước đúng không?

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động bị quấy rối tình dục được quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
...
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
...
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc thì được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần báo trước với người sử dụng lao động.

Quấy rối tình dục
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Người lao động có nghĩa vụ phải ngăn cản các hành vi quấy rối tình dục của người khác tại nơi làm việc hay không?
Pháp luật
Người lao động bị quấy rối tình dục nơi làm việc có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Pháp luật
Quấy rối tình dục nơi công sở bị xử lý như thế nào? Có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Công ước 190 là gì? Công ước này có phải quy định về về chấm dứt bạo lực và quấy rối tại nơi làm việc đúng không?
Pháp luật
Quy định của doanh nghiệp về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc trong nội quy lao động phải có các nội dung nào?
Pháp luật
Giám đốc nhân sự là người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động thì có được ký Quyết định sa thải người lao động có hành vi quấy rối tình dục không?
Pháp luật
Người sử dụng lao động phải ban hành quy định về phòng chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động đúng không?
Pháp luật
Hành vi quấy rối tình dục chỉ trở thành căn cứ để kỷ luật sa thải người lao động khi nào theo quy định?
Pháp luật
Quấy rối tình dục tại nơi làm việc có thể xảy ra dưới những dạng nào? Khi có khiếu nại, tố cáo về hành vi quấy rối tình dục, người sử dụng lao động có trách nhiệm gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quấy rối tình dục
157 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quấy rối tình dục
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào