Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không? Nếu có thì phải có nơi cư trú thế nào?
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?
Căn cứ quy định tại Điều 12 Luật Việc làm 2013 về đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm như sau:
Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
2. Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này thuộc các trường hợp sau đây được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật.
Theo đó, đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm gồm có:
- Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
- Người lao động.
Như vậy, người lao động là đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm.
Lưu ý: Trong trường hợp người lao động vay vốn là người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, người khuyết tật thì được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm với mức lãi suất thấp hơn.
Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không? Nếu có thì phải có nơi cư trú thế nào? (Hình từ Internet)
Người lao động vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm phải có nơi cư trú thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 13 Luật Việc làm 2013 về điều kiện vay vốn như sau:
Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.
Như vậy, điều kiện để người lao động được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm là phải cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án;
Đồng thời, phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án.
Hồ sơ vay vốn hỗ trợ tạo việc làm cho người lao động từ Quỹ quốc gia gồm những gì?
Căn cứ theo Mục 1 Phần II Thủ tục hành chính mới ban hành lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 343/QĐ-LĐTBXH năm 2023 có quy định như sau:
Thành phần hồ sơ:
+ Giấy đề nghị vay vốn có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về nơi thực hiện dự án theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Nghị định 104/2022/NĐ-CP ngày 21 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến việc nộp, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú giây khi thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công; TẢI VỀ
+ Bản sao của một trong các loại giấy tờ:
+ Giấy xác nhận thông tin về cư trú.
+ Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong trường hợp Ngân hàng Chính sách xã hội không thể khai thác được thông tin cư trú của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
- Số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ.
Lưu ý:
Trình tự thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động có nhu cầu vay vốn từ Quỹ lập hồ sơ vay vốn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận hồ sơ vay vốn, Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương tổ chức thẩm định, trình Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
Bước 3: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình duyệt, Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt. Nếu không ra quyết định phê duyệt thì trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do để Ngân hàng Chính sách xã hội địa phương nơi thực hiện dự án thông báo cho người vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn không qua mạng theo phương thức một giai đoạn, nhà thầu xếp hạng thứ mấy thì được mời đến thương thảo hợp đồng?
- Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương đúng không? Nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân?
- Biện pháp bảo đảm dự thầu có được áp dụng khi đấu thầu hạn chế đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn không?
- Mã số thuế được cấp riêng hay chung với giấy chứng nhận đăng ký thuế? Người nộp thuế phải sử dụng mã số thuế thế nào?
- Bên mời thầu có phải chịu chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư và các chi phí khác không?