Người lao động có được nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp không?
Có được nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp không?
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.
Bên cạnh đó, theo điểm b khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 quy định thì người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có việc làm.
Ngoài ra, theo điểm b khoản 2 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP) có quy định như sau:
Chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Các trường hợp người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:
...
b) Có việc làm
Người lao động được xác định là có việc làm thuộc một trong các trường hợp sau:
- Đã giao kết hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo công việc nhất định có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm là ngày hợp đồng làm việc, hợp đồng lao động có hiệu lực theo quy định của pháp luật;
- Có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Ngày mà người lao động được xác định có việc làm trong trường hợp này là ngày người lao động được tuyển dụng hoặc bổ nhiệm ghi trong quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm;
...
Như vậy, việc người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thực hiện hợp đồng đào tạo với công ty hay không thì cần phải xem xét các vấn đề như:
- Việc đào tạo của người lao động có được thỏa thuận trong hợp đồng lao động không, nếu có thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
Ví dụ: nếu người lao động đã ký kết hợp đồng lao động với doanh nghiệp và điều kiện và phải thực hiện đào tạo trong một khoảng thời gian nhất định thì có thể xem trường hợp này là trường hợp đã có việc làm. Người lao động sẽ bị ngừng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
- Người lao động đã có quyết định tuyển dụng hoặc bổ nhiệm chưa (đối với những trường hợp không thuộc đối tượng giao kết hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc), nếu có thì sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa.
- Nếu người lao động chỉ thỏa thuận về việc thực hiện đào tạo thì có thể vẫn sẽ được nhận trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, để xác định rõ trường hợp này, người lao động cần liên hệ với Trung tâm dịch vụ việc làm để được giải đáp cụ thể.
Người lao động có được nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời gian thực hiện đào tạo tại doanh nghiệp không? (Hình từ Internet)
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp cao nhất mà người lao động được nhận là bao nhiêu?
Theo khoản 1 Điều 50 Luật Việc làm 2013 thì mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng của của người lao động sẽ bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp. Tuy nhiên, mức hưởng tối đa không được quá:
- 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định
>>> Xem mức lương cơ sở mới nhất: TẠI ĐÂY
- Hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
>>> Xem mức lương tối thiểu vùng mới nhất: TẠI ĐÂY
Người lao động bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những trường hợp nào ngoài trường hợp đã có việc làm?
Theo khoản 3 Điều 53 Luật Việc làm 2013 thì ngoài trường hợp có việc làm, người lao động còn bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp trong những trường hợp sau:
(1) Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp;
(2) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
(3) Hưởng lương hưu hằng tháng;
(4) Sau 02 lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp giới thiệu mà không có lý do chính đáng;
(5) Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm hằng tháng theo quy định tại Điều 52 Luật Việc làm 2013 trong 03 tháng liên tục;
(6) Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
(7) Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
(8) Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp;
(9) Chết;
(10) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
(11) Bị tòa án tuyên bố mất tích;
(12) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cao cấp lý luận chính trị là gì? Cán bộ công chức viên chức nào là đối tượng được đào tạo cao cấp lý luận chính trị?
- Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics có phải tuân thủ tập quán vận tải khi thực hiện việc vận chuyển hàng hóa không?
- Mẫu Giấy ủy quyền tham gia phiên hòa giải tranh chấp lao động tại Tòa án mới nhất? Tải mẫu tại đâu?
- Xuất hóa đơn điện tử cho người mua có bắt buộc ghi mã số thuế không? Các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung?
- Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động là gì? Quy trình bảo đảm an toàn vệ sinh lao động được xây dựng trên căn cứ nào?