Người lao động có cần thực hiện thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội khi thay đổi nơi cấp căn cước công dân hay không?
Thay đổi nơi cấp căn cước công dân có phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội cụ thể như sau:
"Điều 98. Điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội
1. Người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản với cơ quan bảo hiểm xã hội khi có thay đổi thông tin tham gia bảo hiểm xã hội.
2. Hồ sơ điều chỉnh thông tin cá nhân của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bao gồm:
a) Tờ khai điều chỉnh thông tin cá nhân;
b) Sổ bảo hiểm xã hội;
c) Bản sao giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan đến việc điều chỉnh thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật."
Dựa vào quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH năm 2020 quy định về các trường hợp cấp lại sổ bảo hiểm xã hội bao gồm:
"1. Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng, gộp sổ BHXH
1.1. Thành phần hồ sơ:
a) Cấp lại sổ BHXH do mất, hỏng: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
b) Gộp sổ BHXH:
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Các sổ BHXH đề nghị gộp (nếu có).
1.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2. Cấp lại sổ BHXH do thay đổi họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch; điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH
2.1. Thành phần hồ sơ
a) Người tham gia
- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).
- Hồ sơ kèm theo (Mục 3,4 Phụ lục 01).
b) Đơn vị: Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).
2.2. Số lượng hồ sơ: 01 bộ."
Như vậy, việc cấp lại sổ bảo hiểm xã hội chỉ được thực hiện trong trường hợp sổ bảo hiểm xã hội bị mất, bị hỏng hoặc gộp sổ bảo hiểm xã hội; hoặc trường hợp thay đổi các thông tin như họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; giới tính, dân tộc; quốc tịch hoặc điều chỉnh nội dung đã ghi trên sổ BHXH.
Việc thay đổi thông tin về nơi cấp căn cước công dân không phải thay đổi sổ bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, bạn cần cập nhật lại sự thay đổi về nơi cấp căn cước công dân nói trên với cơ quan bảo hiểm xã hội để thuận tiện cho việc hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội sau này.
Thay đổi nơi cấp căn cước công dân có phải làm thủ tục cấp lại sổ bảo hiểm xã hội đã được cấp hay không?
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội có quyền quản lý sổ bảo hiểm xã hội của mình không?
Căn cứ quy định tại Điều 18 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động có những quyền sau:
"Điều 18. Quyền của người lao động
1. Được tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật này.
2. Được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội.
3. Nhận lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, theo một trong các hình thức chi trả sau:
a) Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền;
b) Thông qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng;
c) Thông qua người sử dụng lao động.
4. Hưởng bảo hiểm y tế trong các trường hợp sau đây:
a) Đang hưởng lương hưu;
b) Trong thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi;
c) Nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng;
d) Đang hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
5. Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.
6. Ủy quyền cho người khác nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội.
7. Định kỳ 06 tháng được người sử dụng lao động cung cấp thông tin về đóng bảo hiểm xã hội; định kỳ hằng năm được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận về việc đóng bảo hiểm xã hội; được yêu cầu người sử dụng lao động và cơ quan bảo hiểm xã hội cung cấp thông tin về việc đóng, hưởng bảo hiểm xã hội.
8. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."
Theo đó, được cấp và quản lý sổ bảo hiểm xã hội là một trong những quyền của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội.
Người sử dụng lao động có được giữ sổ bảo hiểm xã hội không?
Tại Điều 20 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, quyền của người sử dụng lao động được quy định cụ thể như sau:
"Điều 20. Quyền của người sử dụng lao động
1. Từ chối thực hiện những yêu cầu không đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Khiếu nại, tố cáo và khởi kiện về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật."
Có thể thấy, khi được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp sổ bảo hiểm xã hội, người sử dụng lao động sẽ phát sổ đó cho người lao động cất giữ và quản lý; người sử dụng lao động không giữ sổ này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?