Người lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện so với quy định thì có thể đóng bù được hay không?
Người lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện so với quy định thì có thể đóng bù được hay không?
Căn cứ Điều 12 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về thời điểm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
"Điều 12. Thời điểm đóng
1. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với phương thức đóng quy định tại các Điểm a, b, c và d Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện như sau:
a) Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;
b) Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;
c) Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;
d) Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.
2. Thời điểm đóng bảo hiểm xã hội đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm đ và Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.
3. Quá thời điểm đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này mà người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện không đóng bảo hiểm xã hội thì được coi là tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội với cơ quan bảo hiểm xã hội. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng."
Như vậy, nếu bạn có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.
Người lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện so với quy định thì có thể đóng bù được hay không?
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện bù cho khoản thời gian chậm đóng được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 01/2016/TT-BLĐTBXH quy định mức đóng bù bảo hiểm xã hội cho số tháng chậm đóng như sau:
"Điều 11. Thời Điểm đóng
..
3. Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP được xác định theo công thức sau:
T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Ví dụ 28: Ông T ở Ví dụ 27 đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo phương thức 6 tháng một lần với mức đóng là:
Mđ = 5.000.000 đồng/tháng x 22% x 6 tháng = 6.600.000 đồng.
Tuy nhiên, ông T không thực hiện đóng trong Khoảng thời gian từ tháng 11/2016 đến tháng 02/2017. Đến tháng 6/2017, ông T tới cơ quan bảo hiểm xã hội đề nghị đóng bù cho 6 tháng chưa đóng. Số tháng chậm đóng từ tháng 03/2017 đến tháng 6/2017 là 4 tháng. Giả định lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm 2016 là 0,826%. Mức đóng bù của ông T là:
6.600.000 đồng x (1 + 0,00826)4 = 6.820.781 đồng
Theo đó, việc đóng bù bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính theo công thức: T3 = Mđ x (1+r)t
Trong đó:
- T3: Mức đóng bù cho số tháng chậm đóng;
- Mđ: Mức đóng hằng tháng; mức đóng 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng một lần theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
- t: Số tháng chậm đóng;
- r: Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng (%/tháng);
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện có được ngân sách nhà nước hỗ trợ hay không?
Căn cứ Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP quy định về hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như sau:
"Điều 14. Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Mức hỗ trợ và đối tượng hỗ trợ:
Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định này, cụ thể:
a) Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo;
b) Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo;
c) Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ sẽ xem xét điều chỉnh mức hỗ trợ tiền đóng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho phù hợp.
2. Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng).
3. Phương thức hỗ trợ:
a) Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định;
b) Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội;
c) Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
4. Kinh phí hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngân sách địa phương đảm bảo theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành; ngân sách trung ương hỗ trợ đối với các địa phương ngân sách khó khăn."
Như vậy, ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện kể cả trường hợp đóng bù, nhưng không hỗ trợ quá 10 năm (120 tháng).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu thông báo kết quả giám sát chuyên đề trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684? Tải về mẫu thông báo?
- Bộ trưởng Bộ Y tế có trách nhiệm gì trong việc khắc phục sự cố về an toàn thực phẩm theo quy định hiện nay?
- Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường cần yêu cầu gì? Cửa hàng kinh doanh thực phẩm phải bảo đảm điều kiện gì?
- Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
- Mẫu biên bản bầu các chức danh Ban sáng lập quỹ từ thiện mới nhất là mẫu nào Theo Nghị định 136?