Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Theo khoản 1 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
1. Tiêu chuẩn của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, có năng lực chuyên môn, nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định về BHXH, BHTN, BHYT; am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng, nhiệt tình, khách quan, công tâm, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
...
Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội phải đáp ứng những tiêu chuẩn sau đây:
- Phẩm chất đạo đức tốt;
- Có ý thức trách nhiệm;
- Có năng lực chuyên môn;
- Nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định về Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm thất nghiệp, Bảo hiểm y tế;
- Am hiểu thực tế, có khả năng vận động, thuyết phục quần chúng;
- Nhiệt tình, khách quan, công tâm, bảo đảm yêu cầu về sức khỏe và có trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao.
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội (Hình từ Internert)
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm gì?
Theo khoản 2 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
...
2. Trách nhiệm của người tiếp công dân
a) Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, đồng phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, biển tên theo quy định;
b) Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân trình bày;
c) Giải thích, phổ biến để công dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
d) Tiếp nhận và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan theo quy định và thông báo kết quả xử lý để công dân biết;
đ) Giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến người tố cáo theo quy định;
e) Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;
g) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân;
h) Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách địa điểm tiếp công dân giao.
...
Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội có những trách nhiệm như sau:
- Khi tiếp công dân, người tiếp công dân phải bảo đảm trang phục, đồng phục chỉnh tề, đeo thẻ công chức, viên chức hoặc phù hiệu, biển tên theo quy định;
- Có thái độ đúng mực, tôn trọng công dân, lắng nghe, tiếp nhận kịp thời những khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; ghi chép đầy đủ, chính xác nội dung công dân trình bày;
- Giải thích, phổ biến để công dân chấp hành chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, kết luận, quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan có thẩm quyền; hướng dẫn công dân đến đúng cơ quan hoặc người có thẩm quyền giải quyết;
- Tiếp nhận và chuyển đơn đến Bộ phận Văn thư cơ quan theo quy định và thông báo kết quả xử lý để công dân biết;
- Giữ bí mật mọi thông tin liên quan đến người tố cáo theo quy định;
- Yêu cầu người vi phạm nội quy nơi tiếp công dân chấm dứt hành vi vi phạm; trong trường hợp cần thiết, lập biên bản về việc vi phạm và yêu cầu cơ quan chức năng xử lý theo quy định của pháp luật;
- Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan để Thủ trưởng cơ quan tiếp công dân;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do người phụ trách địa điểm tiếp công dân giao.
Người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi gì?
Theo khoản 3 Điều 10 Quy trình tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 378/QĐ-BHXH năm 2020 như sau:
Tiêu chuẩn, trách nhiệm, quyền lợi của người làm nhiệm vụ tiếp công dân
...
3. Quyền lợi của người tiếp công dân
a) Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
b) Được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Theo đó, người làm nhiệm vụ tiếp công dân tại các cơ quan Bảo hiểm xã hội được hưởng những quyền lợi như sau:
- Được hưởng chế độ bồi dưỡng theo quy định của pháp luật;
- Được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ tiếp công dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?