Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tính thận trọng nghề nghiệp thông qua những việc gì?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn nào?
- Chuẩn mực về thuộc tính khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tính thận trọng nghề nghiệp của mình thông qua những việc gì?
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải có đủ các tiêu chuẩn nào?
Tại Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về 05 tiêu chuẩn đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập (hình từ Internet)
Chuẩn mực về thuộc tính khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ được quy định như thế nào?
Tại Mục 1120 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định như sau:
Tính khách quan của người làm công tác kiểm toán nội bộ
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải đảm bảo công bằng, vô tư, không thiên vị và tránh các xung đột lợi ích.
Diễn giải chuẩn mực:
Người làm công tác kiểm toán nội bộ có thể gặp phải xung đột lợi ích trong khi thực hiện hoạt động chuyên môn. Xung đột lợi ích này gây khó khăn cho người làm công tác kiểm toán nội bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình. Xung đột lợi ích tồn tại ngay cả khi không gây ra một hậu quả nghiêm trọng nào về mặt đạo đức lẫn hoạt động chuyên môn. Xung đột lợi ích có thể dẫn tới việc phản ánh sai lệch thực tiễn, qua đó làm sụt giảm mức độ tín nhiệm đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ, bộ phận kiểm toán nội bộ và chuyên môn kiểm toán nội bộ. Xung đột lợi ích cũng làm suy giảm năng lực của người làm công tác kiểm toán nội bộ trong việc thực hiện nhiệm vụ và trách nhiệm của mình một cách khách quan.
Theo đó, người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo công bằng, vô tư, không thiên vị và tránh các xung đột lợi ích.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập phải thực hiện tính thận trọng nghề nghiệp của mình thông qua những việc gì?
Căn cứ theo Mục 1220 Phụ lục I Chuẩn mực kiểm toán nội bộ Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư 8/2021/TT-BTC có quy định về tính thận trọng nghề nghiệp đối với người làm công tác kiểm toán nội bộ trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
* Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải áp dụng sự thận trọng và kỹ năng chuyên môn cần thiết của một người làm công tác kiểm toán nội bộ có năng lực và thận trọng ở mức độ hợp lý nhưng tính thận trọng nghề nghiệp không hàm ý là không có những sai sót.
* Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải thể hiện tính thận trọng nghề nghiệp thông qua việc xem xét:
- Phạm vi công việc cần thiết để đạt được các mục tiêu của hoạt động đảm bảo.
- Mức độ phức tạp, mức trọng yếu hoặc vấn đề đáng kể mà thủ tục kiểm toán được áp dụng.
- Tính đầy đủ và hiệu quả của các quy trình quản trị, quản lý rủi ro và kiểm soát.
- Khả năng xảy ra các sai sót, gian lận và các vấn đề không tuân thủ đáng kể.
- Mối tương quan giữa chi phí với lợi ích tiềm tàng của hoạt động đảm bảo.
* Trong việc thể hiện tính thận trọng nghề nghiệp, người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải xem xét áp dụng các kỹ thuật phân tích dữ liệu cũng như kỹ thuật kiểm toán sử dụng công nghệ thông tin.
* Người làm công tác kiểm toán nội bộ luôn phải chú trọng đến những rủi ro đáng kể có thể ảnh hưởng đến các mục tiêu, các hoạt động cũng như nguồn lực của tổ chức.
Tuy nhiên, cho dù các thủ tục kiểm toán có được thực hiện với tính thận trọng nghề nghiệp phù hợp thì vẫn không đảm bảo rằng tất cả rủi ro đáng kể sẽ được phát hiện.
* Đối với các hoạt động tư vấn, người làm công tác kiểm toán nội bộ cần phải thể hiện tính thận trọng nghề nghiệp thông qua việc xem xét:
- Sự cần thiết và kỳ vọng của đối tượng cần tư vấn bao gồm nội dung, thời gian và báo cáo kết quả hoạt động tư vấn.
- Mức độ phức tạp liên quan và mức độ công việc cần thiết để đạt được các mục tiêu của hoạt động tư vấn.
- Mối tương quan giữa chi phí với lợi ích tiềm tàng của hoạt động tư vấn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Làm mất thẻ đảng viên thì cá nhân bị kỷ luật khiển trách đúng không? Mẫu Quyết định cấp lại thẻ đảng viên bị mất là mẫu nào?
- Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư là gì? Quy định về việc xử lý và lưu trữ hồ sơ trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư?
- Hướng dẫn trình tự, thủ tục bán lại nhà ở xã hội trong thời hạn 5 năm? Bên mua nhà ở xã hội được bán lại nhà ở này theo cơ chế thị trường không?
- Tốt nghiệp trung cấp có được vào dân quân tự vệ? Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ giữa nam và nữ có gì khác?
- Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất phải được thi hành trong thời hạn bao lâu?