Người làm công tác dược lâm sàng phải có các những bằng cấp nào để đáp ứng điều kiện làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh?
- Số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh theo quy định là bao nhiêu người?
- Người làm công tác dược lâm sàng phải có các những bằng cấp nào để đáp ứng điều kiện làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh?
- Lộ trình để tăng lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh ra sao?
Số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh theo quy định là bao nhiêu người?
Số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh theo quy định là bao nhiêu người? (Hình từ Internet)
Tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về số lượng người làm công tác dược lâm sàng như sau:
Bộ phận dược lâm sàng và số lượng người làm công tác dược lâm sàng
...
2. Số lượng người phụ trách công tác dược lâm sàng và người làm công tác dược lâm sàng:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
b) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không tổ chức khoa dược theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người phụ trách công tác dược lâm sàng kiêm người làm công tác dược lâm sàng phục vụ người bệnh nội trú (nếu có) và phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
c) Nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
Theo đó thì số lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bao gồm:
- Đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh có từ 200 giường bệnh trở lên phải bố trí số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 200 giường bệnh nội trú và ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
- Đối với cơ sở khám bệnh chữa bệnh có dưới 200 giường bệnh hoặc cơ sở khám bệnh chữa bệnh không tổ chức khoa dược phải có số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
- Đối với nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải có ít nhất 01 người làm công tác dược lâm sàng cho 01 địa điểm kinh doanh của nhà thuốc.
Người làm công tác dược lâm sàng phải có các những bằng cấp nào để đáp ứng điều kiện làm việc tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện của người làm công tác dược lâm sàng, cụ thể như sau:
Điều kiện của người làm công tác dược lâm sàng
1. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược trở lên (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam).
2. Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền có một trong các văn bằng sau đây (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam):
a) Văn bằng đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và có một trong các văn bằng, chứng chỉ về y dược cổ truyền quy định tại điểm i và l khoản 1 Điều 13 Luật Dược;
b) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược cổ truyền trở lên;
c) Bằng tốt nghiệp đại học ngành y học cổ truyền trở lên.
3. Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp người làm công tác dược lâm sàng cũng chính là người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Dược.
Như vậy, người làm công tác dược lâm sàng sẽ chia làm 03 loại như sau:
(1) Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh
(2) Người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh bằng y học cổ truyền
(3) Người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc trong khuôn viên cơ sở khám bệnh chữa bệnh.
Theo đó, đối với người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh không thuộc trong 02 loại còn lại thì cần đáp ứng điều kiện đó là phải có bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành dược trở lên (được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam).
Lộ trình để tăng lượng người làm công tác dược lâm sàng tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh ra sao?
Cụ thể theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 131/2020/NĐ-CP quy định thì:
- Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2026, các bệnh viện từ hạng II trở lên phải bảo đảm số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 150 giường bệnh nội trú và ít nhất 1,5 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày;
- Chậm nhất đến ngày 01 tháng 01 năm 2031, các cơ sở khám bệnh chữa bệnh phải bảo đảm số lượng người làm công tác dược lâm sàng với tỉ lệ ít nhất 01 người cho mỗi 100 giường bệnh nội trú và ít nhất 02 người cho mỗi 1.000 đơn thuốc được cấp phát cho người bệnh ngoại trú có thẻ bảo hiểm y tế trong một ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiền bồi thường về đất ở không đủ so với giá trị của một suất tái định cư tối thiểu thì được Nhà nước hỗ trợ thế nào theo Luật Đất đai mới?
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?