Người làm công tác cơ yếu có thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ hay không?
Người làm công tác cơ yếu có thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ hay không?
Theo điểm đ khoản 2 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
1. Công dân được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Phụ nữ mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi; nam giới một mình nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
b) Không đủ sức khỏe thực hiện nhiệm vụ của Dân quân tự vệ;
c) Có chồng hoặc vợ là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng, hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ trong Quân đội nhân dân;
...
2. Công dân được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong trường hợp sau đây:
a) Vợ hoặc chồng, con của liệt sĩ;
b) Vợ hoặc chồng, con của thương binh, bệnh binh, người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
c) Quân nhân dự bị đã được sắp xếp vào đơn vị dự bị động viên;
d) Người trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; người trực tiếp nuôi dưỡng người suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
đ) Người làm công tác cơ yếu.
3. Công dân thuộc diện tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ quy định tại các điểm c, d, đ, e, g khoản 1 và các điểm a, b, d khoản 2 Điều này nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.
...
Theo quy định nêu trên thì người làm công tác cơ yếu thuộc một trong các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình.
Lưu ý: Người làm công tác cơ yếu thuộc diện miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ nếu tình nguyện thì được xem xét tuyển chọn vào Dân quân tự vệ.
Người làm công tác cơ yếu có thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ (Hình từ Internet)
Ai có quyền quyết định miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ đối với người làm công tác cơ yếu?
Theo khoản 4 Điều 11 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định trường hợp miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình như sau:
Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
...
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức quyết định tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có quyền quyết định miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ đối với người làm công tác cơ yếu.
Người làm công tác cơ yếu là ai?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Cơ yếu 2011 giải thích công tác cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Đồng thời theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Cơ yếu 2011 quy định như sau:
Người làm việc trong tổ chức cơ yếu
1. Người làm việc trong tổ chức cơ yếu bao gồm:
a) Người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ của lực lượng cơ yếu (sau đây gọi là người làm công tác cơ yếu);
b) Người được tuyển chọn để đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện chuyên môn, nghiệp vụ cơ yếu;
c) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không thuộc quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này (sau đây gọi là người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu).
2. Chính phủ quy định ngạch, chức danh người làm việc trong tổ chức cơ yếu.
Theo đó, người làm công tác cơ yếu được hiểu là người được điều động, biệt phái, bổ nhiệm để thực hiện nhiệm vụ cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chế độ cử tuyển là gì? Người học theo chế độ cử tuyển có trách nhiệm như thế nào khi tốt nghiệp?
- Rối loạn lưỡng cực là gì? Nguyên nhân gây rối loạn lượng cực? Rối loạn lượng cực có tái phát không?
- Trường cao đẳng sư phạm trung ương trực thuộc cơ quan nào? Nội dung quy chế tổ chức của trường cao đẳng sư phạm trung ương?
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?