Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?

Xin hỏi, người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm những ai? Phải huấn luyện về những nội dung gì? Thời gian huấn luyện lần đầu đối với người làm công tác chỉ huy, quản lý ít nhất bao nhiêu giờ? Nội dung câu hỏi của anh Minh Hoàng tại Hậu Giang.

Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm những ai?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý
a) Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;
b) Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
a) Cán bộ được các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này giao nhiệm vụ chuyên trách, bán chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...

Theo đó, người làm công tác chỉ huy, quản lý thuộc nhóm 1 tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm:

- Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;

- Cấp phó của các đơn vị theo quy định trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;

- Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.

huấn luyện 3

Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)

Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:

Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện nhóm 1:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị. Quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị và người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Phân định trách nhiệm; giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; nội dung hoạt động của các tổ chức trong đơn vị về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc; biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. Văn hóa an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...

Như vậy, nhóm 1 người làm công tác chỉ huy, quản lý huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung sau:

- Hệ thống chính sách, pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn vệ sinh lao động;

- Nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm:

+ Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị.

+ Quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động.

+ Phân định trách nhiệm; giao quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động và nội dung hoạt động của các tổ chức trong đơn vị về an toàn vệ sinh lao động.

+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.

+ Văn hóa an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.

Thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với người làm công tác chỉ huy, quản lý ít nhất bao nhiêu giờ?

Thời gian huấn luyện lần đầu căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định như sau:

Thời gian huấn luyện lần đầu
1. Nhóm 1 và nhóm 4: Ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.

Như vậy, thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với nhóm 1 những người làm công tác chỉ huy, quản lý là ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người làm công tác y tế có phải là đối tượng bắt buộc tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Người đứng đầu tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động có trách nhiệm gì đối với quản lý người huấn luyện?
Pháp luật
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 3 phải đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Nhóm 3 gồm những ai?
Pháp luật
Tổ chức huấn luyện an toàn vệ sinh lao động được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động Hạng B đáp ứng những gì?
Pháp luật
Thời gian huấn luyện định kỳ về An toàn vệ sinh lao động đối với người lao động (nhóm 4) bao gồm cả thời gian kiểm tra ít nhất là mấy giờ?
Pháp luật
Người huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhóm 6 cho đối tượng an toàn, vệ sinh viên phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Mẫu thẻ an toàn lao động hiện nay sử dụng là mẫu nào? Tải về Mẫu thẻ an toàn lao động mới nhất?
Pháp luật
Doanh nghiệp thuê đơn vị tổ chức huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động rồi thì có cần lưu giữ kết quả huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động không?
Pháp luật
Lao động tự do có phải được huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động? Nếu có thì huấn luyện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Giấy chứng nhận huấn luyện không có ảnh của người được cấp Giấy chứng nhận thì có phù hợp với quy định của pháp luật hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
1,353 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Huấn luyện an toàn vệ sinh lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào