Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em nghiện ma túy như thế nào?
- Trẻ em nghiện ma túy có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em nghiện ma túy như thế nào?
- Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và triển khai như thế nào?
Trẻ em nghiện ma túy có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không?
Trẻ em nghiện ma túy có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không thì căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 cụ thể:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
b) Trẻ em bị bỏ rơi;
c) Trẻ em không nơi nương tựa;
d) Trẻ em khuyết tật;
đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
e) Trẻ em vi phạm pháp luật;
g) Trẻ em nghiện ma túy;
h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
k) Trẻ em bị bóc lột;
l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán;
n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, trẻ em nghiện ma túy được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bên cạnh đó, nội dung này được hướng dẫn bởi Điều 9 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Trẻ em nghiện ma túy
1. Trẻ em nghiện ma túy trong cơ sở cai nghiện.
2. Trẻ em nghiện ma túy đang áp dụng biện pháp cai nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em (Hình từ Internet)
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em nghiện ma túy như thế nào?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em nghiện ma túy theo Điều 27 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Xác định nhu cầu cần hỗ trợ, can thiệp của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Sau khi đánh giá ban đầu về nguy cơ và mức độ tổn hại của trẻ em, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã thực hiện hoặc yêu cầu Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em và các cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ cụ thể theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này bao gồm:
a) Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt;
b) Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;
c) Các yếu tố làm trẻ em có thể bị xâm hại hoặc tiếp tục bị xâm hại hoặc các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt;
d) Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;
đ) Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;
e) Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;
g) Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;
h) Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.
2. Trường hợp trẻ em cần được áp dụng kế hoạch hỗ trợ, can thiệp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chủ trì cuộc họp với các cá nhân, tổ chức có trách nhiệm bảo vệ trẻ em, đại diện địa bàn dân cư nơi trẻ em cư trú, sinh sống hoặc nơi xảy ra vụ việc, cha, mẹ hoặc người chăm sóc trẻ em để xác định các biện pháp bảo vệ trẻ em theo quy định tại các Điều 47, 48, 49, 50 Luật trẻ em.
Theo đó, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã hỗ trợ thực hiện việc thu thập thông tin, đánh giá nguy cơ trẻ em nghiện ma túy như sau:
- Tình trạng thể chất, tâm lý, tình cảm của trẻ em nghiện ma túy;
- Hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của trẻ em và năng lực bảo vệ trẻ em của cha, mẹ, các thành viên trong gia đình;
- Các yếu tố dẫn đến trẻ em tiếp tục rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (trẻ em nghiện ma túy);
- Điều kiện, khả năng học tập và khả năng tự bảo vệ của trẻ em;
- Mức độ an toàn và khả năng hỗ trợ của cộng đồng dân cư nơi trẻ em sinh sống;
- Nhu cầu chăm sóc y tế, chữa trị các tổn hại về thể chất và tinh thần của trẻ em; nhu cầu trợ giúp xã hội, hỗ trợ giáo dục, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp, trợ giúp pháp lý, hỗ trợ tư vấn, trị liệu tâm lý và các dịch vụ bảo vệ trẻ em khác;
- Ý kiến, nguyện vọng của trẻ em được hỗ trợ, can thiệp;
- Ý kiến, nguyện vọng của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em trừ trường hợp cha, mẹ, người chăm sóc là người gây tổn hại cho trẻ em.
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và triển khai như thế nào?
Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và triển khai theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 56/2017/NĐ-CP cụ thể:
Thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp
1. Người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và chủ trì, phối hợp triển khai thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp cụ thể như sau:
a) Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của cá nhân trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống;
b) Kết nối dịch vụ, hoạt động trên địa bàn xã hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn;
c) Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ.
Theo đó, người làm công tác bảo vệ trẻ em cấp xã trực tiếp thực hiện một số hoạt động hỗ trợ, can thiệp và triển khai như sau:
- Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các dịch vụ, hoạt động hỗ trợ, can thiệp; kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã kịp thời điều chỉnh kế hoạch phù hợp với thay đổi của cá nhân trẻ em và mức độ an toàn của môi trường trẻ em đang sinh sống;
- Kết nối dịch vụ, hoạt động trên địa bàn xã hoặc yêu cầu sự hỗ trợ của cơ quan có trách nhiệm bảo vệ trẻ em các cấp, cơ sở cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em ngoài địa bàn;
- Vận động cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng tham gia hỗ trợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?