Người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu thi để được cấp chứng chỉ chuyên môn cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền tổ chức thi để cấp chứng chỉ chuyên môn cho những đối tượng nào?
- Người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
- Hồ sơ kiểm tra để được cấp chứng chỉ chuyên môn của người lái phương tiện thủy nội địa được xử lý theo trình tự nào?
Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền tổ chức thi để cấp chứng chỉ chuyên môn cho những đối tượng nào?
Theo Điều 7 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT quy định về thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn như sau:
Thẩm quyền tổ chức thi, kiểm tra, cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
...
2. Sở Giao thông vận tải:
a) Tổ chức thi, ra quyết định công nhận kết quả thi, cấp, cấp lại, chuyển đổi GCNKNCM thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và GCNKNCM máy trưởng hạng ba;
b) Tổ chức kiểm tra, ra quyết định công nhận kết quả kiểm tra, cấp, cấp lại chứng chỉ nghiệp vụ và chứng chỉ huấn luyện an toàn cơ bản (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).
Theo đó, Sở Giao thông vận tải có thẩm quyền tổ chức thi và cấp, cấp lại, chuyển đổi giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn thuyền trưởng hạng ba, hạng tư và giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn máy trưởng hạng ba.
Người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào? (Hình từ internet)
Người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT quy định về hồ sơ và trình tự dự học, thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn như sau:
Hồ sơ và trình tự dự học, thi, kiểm tra để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn
1. Cá nhân có nhu cầu dự học, thi lấy GCNKNCM, kiểm tra lấy CCCM nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo). Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này;
b) 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực (trong trường hợp gửi qua đường bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác) của các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
...
Theo đó, người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn cần chuẩn bị hồ sơ gồm các thành phần như sau:
- Đơn đề nghị theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này; Tải về
- 02 (hai) ảnh màu cỡ 2x3 cm, nền trắng, ảnh chụp không quá 06 tháng;
- Giấy chứng nhận sức khỏe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;
- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu (trong trường hợp gửi trực tiếp) hoặc bản sao chứng thực (trong trường hợp gửi qua đường bưu chính hoặc theo hình thức phù hợp khác) của các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn hoặc bản dịch công chứng sang tiếng Việt (đối với các loại giấy tờ chứng nhận về thuyền trưởng hoặc máy trưởng hoặc chứng chỉ chuyên môn do các cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp) để chứng minh đủ điều kiện dự thi, kiểm tra tương ứng với loại GCNKNCM, CCCM theo quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này.
Người lái phương tiện thủy nội địa có nhu cầu kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn nộp 01 (một) bộ hồ sơ trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác đến cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo).
Hồ sơ kiểm tra để được cấp chứng chỉ chuyên môn của người lái phương tiện thủy nội địa được xử lý theo trình tự nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 40/2019/TT-BGTVT, cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và xử lý như sau:
- Trường hợp hồ sơ nộp trực tiếp, nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn; nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định thì trả lại và hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại hồ sơ;
- Trường hợp hồ sơ nhận qua hệ thống bưu chính hoặc hình thức phù hợp khác, nếu hồ sơ không hợp lệ theo quy định, trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) phải có văn bản gửi cá nhân yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định, cơ sở đào tạo hoặc Sở Giao thông vận tải (đối với địa phương chưa có cơ sở đào tạo) gửi giấy hẹn làm thủ tục dự học, thi, kiểm tra lấy chứng chỉ chuyên môn;
- Cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 7 của Thông tư này tổ chức thi, kiểm tra và cấp chứng chỉ chuyên môn cho thí sinh đạt yêu cầu kỳ thi, kiểm tra;
- Cá nhân khi dự thi, dự kiểm tra, nhận hoặc người có giấy ủy quyền nhận chứng chỉ chuyên môn phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?