Người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có bắt buộc phát hành chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng không?
Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế có bắt buộc phát hành chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được không?
Theo Điều 10 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định về phát hành chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế như sau:
- Khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
- Chứng từ vận tải đa phương thức do người kinh doanh vận tải đa phương thức ký hoặc người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền ký.
- Chữ ký trên chứng từ vận tải đa phương thức có thể là chữ ký tay, chữ ký được in qua fax, đục lỗ, đóng dấu, ký hiệu hoặc bằng bất kỳ phương tiện cơ học hoặc điện tử nào khác theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức phải được đăng ký với Bộ Giao thông vận tải. Hồ sơ đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức gồm:
+ Văn bản đề nghị đăng ký Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (theo mẫu tại Phụ lục IV);
+ Bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức (hai bộ).
- Trong thời hạn 3 ngày làm việc, Bộ Giao thông vận tải xác nhận “Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức đã được đăng ký” tại bộ Mẫu chứng từ vận tải đa phương thức.
Do vậy, khi người kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế đã tiếp nhận hàng hóa thì phải phát hành một chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được, do người gửi hàng lựa chọn, trừ trường hợp hợp đồng vận tải đa phương thức có quy định khác.
Chứng từ vận tải đa phương thức
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức nào?
Theo Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định:
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
+ Xuất trình;
+ Theo lệnh;
+ Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
- Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
- Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Điều 13 Nghị định 87/2009/NĐ-CP cũng quy định việc chuyển nhượng chứng từ vận tải đa phương thức thực hiện theo quy định sau:
- Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu.
- Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu.
- Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
Chứng từ vận tải đa phương thức gồm những nội dung gì?
Theo Điều 14 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định nội dung của chứng từ vận tải đa phương thức như sau:
- Chứng từ vận tải đa phương thức bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Đặc tính tự nhiên chung của hàng hóa; ký hiệu, mã hiệu cần thiết để nhận biết hàng hóa; tính chất nguy hiểm hoặc mau hỏng của hàng hóa; số lượng kiện hoặc chiếc; trọng lượng cả bì của hàng hóa hoặc số lượng của hàng hóa được diễn tả cách khác;
Tất cả các chi tiết nói trên do người gửi hàng cung cấp;
+ Tình trạng bên ngoài của hàng hóa;
+ Tên và trụ sở chính của người kinh doanh vận tải đa phương thức;
+ Tên của người gửi hàng;
+ Tên người nhận hàng nếu người gửi hàng đã nêu tên;
+ Địa điểm và ngày người kinh doanh vận tải đa phương thức tiếp nhận hàng hóa;
+ Địa điểm giao trả hàng;
+ Ngày hoặc thời hạn giao trả hàng tại địa điểm giao trả hàng, nếu các bên liên quan đã thỏa thuận;
+ Nêu rõ chứng từ vận tải đa phương thức là loại chứng từ chuyển nhượng được hoặc không chuyển nhượng được.
+ Chữ ký của người đại diện cho người kinh doanh vận tải đa phương thức hoặc của người được người kinh doanh vận tải đa phương thức ủy quyền;
+ Cước phí vận chuyển cho mỗi phương thức vận tải nếu các bên liên quan đã thỏa thuận, hoặc cước phí vận chuyển, đồng tiền thanh toán cước phí mà người nhận hàng thanh toán, hoặc sự diễn tả khác về cước phí sẽ được người nhận hàng thanh toán;
+ Tuyến hành trình dự định, phương thức vận tải trong từng chặng và các địa điểm chuyển tải nếu đã được biết khi phát hành chứng từ vận tải đa phương thức;
+ Các chi tiết khác mà các bên liên quan nhất trí đưa vào chứng từ vận tải đa phương thức, nếu không trái với quy định của pháp luật.
- Việc thiếu một hoặc một số chi tiết đã được đề cập tại khoản 1 của Điều này sẽ không ảnh hưởng đến tính pháp lý của chứng từ vận tải đa phương thức.
Như vậy đối với từng hình thức mà có cách chuyền nhượng khác nhau. Đối với hình thức “Xuất trình”: không cần ký hậu. Đối với hình thức “Theo lệnh”: phải có ký hậu. Đối với hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc”: phải có ký hậu của người có tên trong chứng từ gốc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?