Người kinh doanh vận tải đa phương thức bị coi là giao trả hàng chậm trong trường hợp nào? Khi nào người kinh doanh vận tải đa phương thức được miễn trừ trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm?

Gần đây, tôi có bị giao trả hàng chậm khi sử dụng hoạt động kinh doanh vận tải đa phương thức. Vậy việc giao trả hàng bị coi là chậm khi nào? Tôi muốn hỏi trong trường hợp nào thì đơn vị vận tải đó được miễn trừ trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm? - Câu hỏi của anh Khôi (Tiền Giang)

Người kinh doanh vận tải đa phương thức bị coi là giao trả hàng chậm trong trường hợp nào?

Giao trả hàng chậm trong kinh doanh vận tải đa phương thức

Giao trả hàng chậm trong kinh doanh vận tải đa phương thức (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

- Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;

- Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.

Khi nào người kinh doanh vận tải đa phương thức được miễn trừ trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm?

Tại Điều 22 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định về các trường hợp miễn trừ trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm như sau:

Miễn trừ trách nhiệm
Người kinh doanh vận tải đa phương thức không phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm nếu chứng minh được việc gây nên mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm trong quá trình vận chuyển thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên nhân bất khả kháng;
2. Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.
3. Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp.
4. Giao nhận, xếp dỡ, chất xếp hàng hóa dưới hầm tàu do người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc người đại lý thực hiện.
5. Ẩn tỳ hoặc tính chất tự nhiên vốn có của hàng hóa.
6. Đình công, bế xưởng, bị ngăn chặn sử dụng một bộ phận hoặc toàn bộ nhân công.
7. Trường hợp hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển, hoặc đường thủy nội địa, khi mất mát, hư hỏng hoặc chậm trễ xảy ra trong quá trình vận chuyển do:
a) Hành vi, sự chểnh mảng hoặc lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hoặc người làm công cho người vận chuyển trong điều hành hoặc quản trị tàu;
b) Cháy, trừ khi gây ra bởi hành vi cố ý thực hiện hoặc thông đồng thực hiện của người vận chuyển.
Trường hợp mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra trong quá trình vận chuyển nói tại khoản này do tàu không có đủ khả năng đi biển thì người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn không phải chịu trách nhiệm nếu chứng minh được rằng khi bắt đầu hành trình tàu có đủ khả năng đi biển.

Như vậy, người kinh doanh vận tải đa phương thức được miễn trừ trách nhiệm về tổn thất do giao trả hàng chậm nếu thuộc các trường hợp nêu trên, đơn cử như:

- Nguyên nhân bất khả kháng;

- Hành vi hoặc sự chểnh mảng của người gửi hàng, người nhận hàng, người được người gửi hàng, người nhận hàng ủy quyền hoặc đại lý của họ.

- Đóng gói, ghi ký hiệu, mã hiệu, đánh số hàng hóa không đúng quy cách hoặc không phù hợp, …

Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do việc giao trả hàng chậm gây nên như thế nào?

Theo Điều 20 Nghị định 87/2009/NĐ-CP, trách nhiệm về tổn thất do mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm được quy định như sau:

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên, nếu sự việc đó xảy ra trong thời hạn và phạm vi trách nhiệm quy định tại Nghị định này, trừ trường hợp:

Người kinh doanh vận tải đa phương thức chứng minh được mình, người làm công, đại lý hoặc bất cứ người nào khác quy định tại Điều 18 Nghị định này đã thực hiện các biện pháp hợp lý trong khả năng cho phép của mình nhằm tránh hậu quả xấu xảy ra.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm thanh toán chi phí giám định, ngay cả khi người nhận hàng yêu cầu giám định, nếu không chứng minh được rằng hàng hóa bị mất mát, hư hỏng ngoài phạm vi trách nhiệm của mình.

Trong các trường hợp khác người yêu cầu giám định phải thanh toán chi phí giám định.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức không chịu trách nhiệm về tổn thất do mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa hoặc do việc giao trả hàng chậm gây nên và được coi là đã giao trả hàng hóa đủ và đúng như ghi trong chứng từ vận tải đa phương thức ho người nhận hàng, nếu người nhận hàng không thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức về các mất mát, hư hỏng hàng hóa chậm nhất là một ngày tính từ ngày nhận hàng.

Trường hợp hàng hóa bị mất mát, hư hỏng không thể phát hiện từ bên ngoài, thì người nhận hàng phải thông báo bằng văn bản cho người kinh doanh vận tải đa phương thức trong vòng 06 ngày (kể cả ngày lễ và ngày nghỉ), sau ngày hàng hóa đã được giao trả cho người nhận hàng.

Trường hợp hàng hóa đã được giám định theo yêu cầu của người nhận hàng hoặc người kinh doanh vận tải đa phương thức trước khi giao trả hàng, thì không cần thông báo bằng văn bản.

- Người kinh doanh vận tải đa phương thức phải chịu trách nhiệm về tổn thất tiếp theo do giao trả hàng chậm, khi người gửi hàng đã có văn bản yêu cầu giao trả hàng đúng hạn và văn bản đó đã được người kinh doanh vận tải đa phương thức chấp nhận.

Người kinh doanh vận tải đa phương thức
Vận tải đa phương thức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu công văn đề nghị xác nhận mẫu chứng từ vận tải đa phương thức mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Mẫu đơn xin cấp lại giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Người kinh doanh vận tải đa phương thức bằng đường biển là ai? Giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải?
Pháp luật
Hợp đồng vận tải đa phương thức bằng đường biển là gì? Người kinh doanh vận tải đa phương thức bằng đường biển có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Vận tải đa phương thức nội địa được hiểu là gì? Ai có quyền kinh doanh vận tải đa phương thức nội địa?
Pháp luật
Hàng hóa chưa được giao trả trong vòng 90 ngày tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức thì xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người kinh doanh vận tải đa phương thức chịu trách nhiệm về mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa với mức tối đa là bao nhiêu?
Pháp luật
Không có Giấy phép kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế thì có được kinh doanh vận tải đa phương thức quốc tế không?
Pháp luật
Kinh doanh vận tải đa phương thức không có giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định thì tổ chức bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hóa bị coi là mất trong kinh doanh vận tải đa phương thức được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người kinh doanh vận tải đa phương thức
1,199 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người kinh doanh vận tải đa phương thức Vận tải đa phương thức
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào