Người khuyết tật nặng có mức độ khuyết tật như thế nào? Người khuyết tật nặng khi đi bảo tàng được giảm giá vé tối đa bao nhiêu phần trăm?
Người khuyết tật nặng có mức độ khuyết tật như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về mức độ khuyết tật như sau:
Mức độ khuyết tật
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất hoàn toàn chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được các hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc hoàn toàn.
2. Người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
3. Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Như vậy, theo quy định trên, người khuyết tật nặng là những người do khuyết tật dẫn đến mất một phần hoặc suy giảm chức năng, không tự kiểm soát hoặc không tự thực hiện được một số hoạt động đi lại, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân và những việc khác phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày mà cần có người theo dõi, trợ giúp, chăm sóc.
Người khuyết tật nặng có mức độ khuyết tật như thế nào? (Hình từ Internet)
Người khuyết tật nặng khi đi bảo tàng được giảm giá vé tối đa bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định tại Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP về miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch như sau:
Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch phát hành vé giảm giá cho người khuyết tật. Để được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ, người khuyết tật cần xuất trình Giấy xác nhận khuyết tật.
4. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Điều này.
5. Căn cứ điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý nhưng không thấp hơn mức quy định tại Khoản 2 Điều này.
Theo đó, người khuyết tật nặng khi đi bảo tàng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ tại bảo tàng.
Mặc dù pháp luật chưa quy định về mức giảm tối đa đới với người khuyết tật nặng về giá vé đối với giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao nhưng căn cứ theo điều kiện cụ thể, Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các ngành, đoàn thể Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ quyết định mức giảm giá vé, giá dịch vụ thuộc thẩm quyền quản lý và không thấp hơn mức quy định.
Quyền của người khuyết tật nặng theo quy định của pháp luật là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định về quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người khuyết tật
1. Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau đây:
a) Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
b) Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
c) Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
d) Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người khuyết tật thực hiện các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật.
Như vậy, người khuyết tật nặng có các quyền sau đây:
- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội;
- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng;
- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội;
- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng dịch vụ công cấp bộ, cấp tỉnh phải có tên miền như thế nào? Trách nhiệm của cơ quan nhà nước cung cấp dịch vụ công trực tuyến?
- Người quản lý sử dụng công trình xây dựng có được tổ chức thực hiện phá dỡ công trình xây dựng không?
- Viết bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đi học muộn lớp 10? Học sinh lớp 10 có quyền gì?
- Mẫu Báo cáo hoàn thành công tác bảo hành công trình của nhà thầu thi công xây dựng? Tải mẫu báo cáo mới nhất?
- Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng được xác định trên cơ sở nào? Nội dung chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng?