Người khuyết tật khi đi các phương tiện giao thông công cộng có bị tính phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ không?
- Người khuyết tật khi đi các phương tiện giao thông công cộng có bị tính phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ không?
- Người khuyết tật khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng có chỗ ngồi ưu tiên không?
- Cá nhân từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Người khuyết tật khi đi các phương tiện giao thông công cộng có bị tính phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ không?
Việc tham gia giao thông của người khuyết tật được quy định tại Điều 41 Luật Người khuyết tật 2010 như sau:
Tham gia giao thông của người khuyết tật
1. Phương tiện giao thông cá nhân của người khuyết tật khi tham gia giao thông phải bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và phù hợp với điều kiện sức khỏe của người khuyết tật. Phương tiện giao thông cá nhân đòi hỏi phải có giấy phép điều khiển thì người khuyết tật được học và cấp giấy phép điều khiển đối với phương tiện đó.
2. Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
3. Người khuyết tật đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Chính phủ.
4. Người khuyết tật được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.
Theo quy định này, đối với người khuyết tật tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng thì được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng.
Ngoài ra, khi tham gia giao thông bằng phương tiện giao thông công cộng, người khuyết tật được mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người khuyết tật được miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.
Người khuyết tật khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng có bị tính phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp không? (Hình từ internet)
Người khuyết tật khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng có chỗ ngồi ưu tiên không?
Người khuyết tật sử dụng phương tiện giao thông công cộng có chỗ ngồi ưu tiên được quy định tại Điều 42 Luật Người khuyết tật 2010 như sau
Phương tiện giao thông công cộng
1. Phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật; có công cụ hỗ trợ lên, xuống thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
2. Phương tiện giao thông công cộng để người khuyết tật tiếp cận sử dụng phải đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Đơn vị tham gia vận tải công cộng phải đầu tư và bố trí phương tiện bảo đảm quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận trên các tuyến vận tải theo tỷ lệ do Chính phủ quy định trong từng thời kỳ.
4. Phương tiện giao thông công cộng đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giao thông tiếp cận được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật về thuế khi sản xuất, nhập khẩu.
Theo quy định của pháp luật về phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ưu tiên cho người khuyết tật, có công cụ hỗ trợ việc lên xuống cho thuận tiện hoặc sự trợ giúp phù hợp với đặc điểm của người khuyết tật.
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì các phương tiện giao thông công cộng phải có chỗ ngồi ưu tiên dành cho người khuyết tật.
Cá nhân từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Mức phạt áp dụng khi cá nhân từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông được quy định tại Điều 15 Nghị định 130/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về tham gia giao thông dành cho người khuyết tật, người cao tuổi
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
3. Từ chối chuyên chở người khuyết tật hoặc từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định như sau
Mức phạt tiền và thẩm quyền xử phạt
1. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo trợ, trợ giúp xã hội và trẻ em là 50.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân vi phạm, trừ quy định tại các Điều 8, 9, 12, 13, 14, khoản 1 Điều 16, Điều 33 và khoản 2 Điều 36 của Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân vi phạm.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định từ Điều 38 đến Điều 45 của Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân vi phạm.
Như vậy, cá nhân từ chối chuyên chở phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp của người khuyết tật bằng phương tiện giao thông công cộng có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?
- Mục tiêu của giáo dục đại học là gì? Phát triển giáo dục đại học nhằm mục đích gì theo quy định?