Người kháng cáo có quyền rút đơn kháng cáo tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án dân sự hay không?
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án dân sự người kháng cáo có quyền rút đơn kháng cáo hay không?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 284 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về thay đổi, bổ dung, rút kháng cáo, kháng nghị như sau:
Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
...
3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
Như vậy, theo quy định nêu trên, trong tố tụng dân sự thì người kháng cáo trong vụ án dân sự được rút đơn kháng cáo dù tòa đã thụ lý đơn kháng cáo, kể cả ngay tại phiên tòa xét xử vụ án phúc thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án dân sự người kháng cáo có quyền rút đơn kháng cáo hay không? (Hình từ Internet).
Người kháng cáo có bắt buộc phải gửi chứng cứ, tài liệu bổ sung theo đơn kháng cáo hay không?
Theo quy định tại khoản 8 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về đơn kháng cáo như sau:
Đơn kháng cáo
1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
...
8. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Như vậy, theo quy định nêu trên, người kháng cáo có bắt buộc phải gửi chứng cứ, tài liệu bổ sung theo đơn kháng cáo nếu có.
Theo đó, đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
Tính hợp lệ của đơn kháng cáo được kiểm tra bởi Tòa án cấp sơ thẩm hay Tòa án cấp phúc thẩm?
Việc kiểm tra đơn kháng cáo được quy định tại Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cụ thể như sau:
Kiểm tra đơn kháng cáo
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
3. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.
Như vậy, sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Theo đó, tính hợp lệ của đơn kháng cáo được kiểm tra bởi Tòa án cấp sơ thẩm.
Nếu đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
- Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
- Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
- Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sử dụng đất phi nông nghiệp vào mục đích khác mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị xử phạt thế nào?
- Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư kết thúc nhiệm kỳ khi nào? Luật sư tham gia Ban Chủ nhiệm phải có kinh nghiệm thế nào?
- Doanh nghiệp phá sản phải ưu tiên thanh toán những khoản nào cho người lao động theo quy định?
- Mẫu quyết định miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản trị công ty cổ phần mới nhất? Tải về mẫu quyết định?
- Từ 10/01/2025, thời hạn xóa đăng ký tạm trú là bao lâu? Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký tạm trú gồm những gì?