Người kháng cáo chết thì Tòa án có tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo đơn yêu cầu hay không?
Người kháng cáo chết thì Tòa án có tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo đơn yêu cầu hay không?
Việc kế thường quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự được quy định tại Căn cứ khoản 1 Điều 74 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng
1. Trường hợp đương sự là cá nhân đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định về các trường hợp Tòa án trả lại đơn kháng cáo như sau:
Kiểm tra đơn kháng cáo
...
4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.
Từ các quy định vừa nêu trên thì trường hợp đương sự là cá nhân (người kháng cáo) đang tham gia tố tụng chết mà quyền, nghĩa vụ về tài sản của họ được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
Người kháng cáo chết không thuộc một trong các trường hợp Tòa án phải trả lại đơn kháng cáo nên Tòa án vẫn kiểm tra, thụ lý đơn kháng cáo theo quy định. Khi ấy, người thừa kế của đương sự đã chết tham gia tố tụng.
Trường hợp này Tòa án có thể hướng dẫn người thừa kế của đương sự làm đơn để tham gia tố tụng.
Người kháng cáo chết thì Tòa án có tiếp tục giải quyết vụ việc dân sự theo đơn yêu cầu hay không? (Hình từ Internet)
Người thừa kế của đương sự khi cần lưu ý những gì khi làm đơn kháng cáo để tham gia tố tụng?
Căn cứ Điều 274 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về việc kiểm tra đơn kháng cáo như sau:
Kiểm tra đơn kháng cáo
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
3. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
...
Theo quy định trên thì người thừa kế của đương sự khi làm đơn kháng cáo để tiếp tục tham gia tố tụng cần lưu ý các vấn đề sau:
(1) Nội dung đơn kháng cáo:
Đơn kháng cáo phải đảm bảo các nội dung chính được quy định tại khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
- Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
- Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
- Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
(2) Thời hạn nộp đơn kháng cáo:
Tùy theo vụ việc mà thời hạn nộp đơn kháng cáo sẽ khác nhau, cụ thể tại Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 có quy định như sau:
- Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
- Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
- Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì.
Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
Người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm cho Tòa án trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Theo quy định tại Điều 276 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
Nếu quá thời hạn 10 ngày mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Lưu ý: Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm sẽ được gửi sau khi Tòa án sơ cấp chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ của người kháng cáo (nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 26 tháng 11 là ngày gì? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 26 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh thôn, xã, khu dân cư năm 2024? Mẫu báo cáo tổng kết chi hội Cựu chiến binh 2024?
- Những thông tin về an toàn lao động có bắt buộc phải được công khai rộng rãi đến công chúng không?
- Lời dẫn chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn? Bản kiểm điểm Đảng viên năm 2024 mẫu 2A, mẫu 2B?
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?