Người khai thác khoáng sản có bắt buộc phải lập các sổ sách, tài liệu về sản lượng khoáng sản được khai thác thực tế không?
- Người khai thác khoáng sản có bắt buộc phải lập các sổ sách, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không?
- Không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế sẽ bị phạt thế nào?
- Sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế gồm có những loại nào?
Người khai thác khoáng sản có bắt buộc phải lập các sổ sách, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không?
Tại khoản 1 Điều 43 Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định về quản lý, lưu trữ và sử dụng số liệu về sản lượng khai thác khoáng sản như sau:
Trách nhiệm quản lý, lưu trữ và sử dụng số liệu về sản lượng khai thác khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lưu trữ chứng từ, tài liệu quy định tại Điều 41 Nghị định này từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ cho đến khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về khoáng sản về tính chính xác của thông tin, số liệu.
Trường hợp tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu hoặc lập nhưng không đầy đủ; lập nhưng không lưu giữ đầy đủ hoặc số liệu, thông tin không chính xác dẫn tới thất thoát ngân sách nhà nước sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Như vậy người khai thác khoáng sản phải lập và lưu sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế từ khi bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ cho đến khi kết thúc khai thác, đóng cửa mỏ.
Trường hợp không thực hiện sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Người khai thác khoáng sản có bắt buộc phải lập các sổ sách, tài liệu về sản lượng khoáng sản được khai thác thực tế không? (Hình từ Internet)
Không lập sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế sẽ bị phạt thế nào?
Trường hợp không lập hoặc lập không đầy đủ lập sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo khoản 4 và khoản 8 Điều 40 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi điểm c khoản 17 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) như sau:
Vi phạm quy định về lập bản đồ hiện trạng, bản vẽ mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản; thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản, sản lượng khoáng sản đã khai thác
...
4. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đối với hành vi lập bản đồ hiện trạng mỏ, mặt cắt hiện trạng khu vực được phép khai thác khoáng sản nhưng thông tin, số liệu trên bản đồ, mặt cắt thể hiện không đầy đủ theo quy định và sai so với thực tế hiện trạng khai thác khoáng sản (trừ trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ, cửa sông; cát, sỏi ở vùng nước nội thủy ven biển; khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên); lập không đầy đủ sổ sách, chứng từ, văn bản, tài liệu có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm hoặc số liệu thông tin không chính xác; thống kê sản lượng khoáng sản khai thác thực tế không đúng quy trình và mẫu biểu theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:
a) Phạt cảnh cáo đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác than bùn; khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp lộ thiên, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
đ) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản bằng phương pháp hầm lò, trừ trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và điểm e khoản này;
e) Từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với khai thác vàng, bạc, platin, đá quý, khoáng sản độc hại.
...
8. Phạt tiền đối với hành vi không thực hiện công tác thống kê, kiểm kê trữ lượng khoáng sản còn lại trong khu vực được phép khai thác; không thống kê, tính toán sản lượng khai thác thực tế định kỳ hàng tháng; không lập sổ sách, chứng từ, văn bản có liên quan để xác định sản lượng khai thác thực tế hàng năm, cụ thể như sau:
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường của hộ kinh doanh;
b) Từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này;
c) Từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp.
Theo đó tùy theo loại khoáng sản mà người khai thác khoáng sản vi phạm sẽ áp dụng các mức phạt tiền khác nhau.
Lưu ý: Căn cứ khoản 1 Điều 5 Nghị định 36/2020/NĐ-CP (Được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2022/NĐ-CP) thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân.
Mức phạt đối với hộ kinh doanh; chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính không thuộc phạm vi, thời hạn được doanh nghiệp ủy quyền áp dụng như đối với mức phạt của cá nhân.
Mức phạt tiền đối với tổ chức (kể cả chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền của doanh nghiệp) gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Sổ sách, chứng từ, tài liệu về sản lượng khoáng sản khai thác thực tế gồm có những loại nào?
Căn cứ theo Điều 41 Nghị định 158/2016/NĐ-CP thì Tùy thuộc vào từng loại, nhóm khoáng sản khác nhau, sản lượng khoáng sản khai thác thực tế được xác định trên cơ sở một trong các loại sổ sách, chứng từ, tài liệu về kỹ thuật hoặc về tài chính, cụ thể như sau:
- Sổ sách, chứng từ, tài liệu về kỹ thuật gồm có:
+ Sổ theo dõi, thống kê khối lượng khoáng sản nguyên khai và khối lượng đất đá thải (nếu có); hộ chiếu nổ mìn, phiếu xuất kho vật liệu nổ công nghiệp;
+ Biên bản nghiệm thu khối lượng của từng khâu công nghệ khai thác, gồm: Chuẩn bị đất đá, xúc bốc, vận tải, thải đá;
+ Bản đồ hiện trạng, mặt cắt hiện trạng khu vực khai thác khoáng sản;
+ Kết quả đo đạc, tính toán tổn thất, làm nghèo khoáng sản.
- Sổ sách, chứng từ, tài liệu về tài chính gồm có:
+ Hóa đơn mua vào/phiếu xuất kho nguyên, nhiên liệu cung cấp cho các khâu công nghệ khai thác.
+ Hóa đơn bán hàng/phiếu xuất khoáng sản nguyên khai vận chuyển ra ngoài khu vực khai thác khoáng sản;
+ Hợp đồng mua bán khoáng sản nguyên khai hoặc khoáng sản đã qua đập, nghiền, sàng, tuyển rửa; biên bản nghiệm thu khối lượng; bản thanh lý hợp đồng mua bán khoáng sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách viết đơn xin giao đất mới nhất theo Nghị định 102? Diện tích đất tính tiền sử dụng đất được quy định thế nào?
- Mẫu Báo cáo định kỳ hằng năm của DN sử dụng vật liệu nổ công nghiệp mới nhất theo quy định hiện nay?
- Giải thể doanh nghiệp có phải mất phí không? Doanh nghiệp có được ký kết hợp đồng mới khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp không?
- Mục đích của chỉ dẫn kỹ thuật trong xây dựng là gì? Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm trình chủ đầu tư chấp thuận nội dung gì?
- Năm cá nhân số 4 năm 2025 có ý nghĩa gì? Năm 2025 là năm thế giới số mấy? Hành vi xem thần số học có phải là mê tín dị đoan không?