Người học trung cấp dược có đủ năng lực chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc hay không?
Người học trung cấp dược có đủ năng lực chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc hay không?
Theo Điều 18 Luật Dược 2016 quy định về điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc như sau:
Điều kiện đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 02 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc có thể đồng thời là người làm công tác dược lâm sàng tại nhà thuốc.
2. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
3. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của tủ thuốc trạm y tế xã phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; trường hợp trạm y tế xã ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà chưa có người đáp ứng một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e, g hoặc k khoản 1 Điều 13 của Luật này thì phải có văn bằng chuyên môn quy định tại điểm b hoặc điểm h khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
4. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, c, e, g, i hoặc l khoản 1 Điều 13 của Luật này và có 01 năm thực hành chuyên môn tại cơ sở dược hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 của Luật này.
Theo đó, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải có một trong các văn bằng chuyên môn quy định tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 và có 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp.
Cụ thể tại điểm a, e hoặc g khoản 1 Điều 13 Luật Dược 2016 quy định các văn bằng chuyên môn đối với người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc như sau:
Điều kiện cấp Chứng chỉ hành nghề dược
1. Có văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận chuyên môn (sau đây gọi chung là văn bằng chuyên môn) được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam phù hợp với vị trí công việc và cơ sở kinh doanh dược bao gồm:
a) Bằng tốt nghiệp đại học ngành dược (sau đây gọi là Bằng dược sỹ);
...
e) Bằng tốt nghiệp cao đẳng ngành dược;
g) Bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược;
Như vậy, người học trung cấp dược đã có bằng tốt nghiệp trung cấp ngành dược và trải qua 18 tháng thực hành chuyên môn tại cơ sở dược phù hợp đủ điều kiện trở thành người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc.
Người học trung cấp dược có đủ năng lực chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc hay không? (Hình từ Internet)
Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc thực hành các nội dung chuyên môn nào?
Theo điểm a khoản 6 Điều 20 Nghị định 54/2017/NĐ-CP quy định về nội dung thực hành chuyên môn như sau:
Nội dung thực hành chuyên môn
...
6. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược;
...
Theo đó, người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của quầy thuốc phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn sau:
- Bán buôn, bán lẻ thuốc;
- Xuất nhập khẩu thuốc;
- Dược lâm sàng, cung ứng thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh;
- Sản xuất thuốc;
- Kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc;
- Nghiên cứu dược;
- Bảo quản thuốc;
- Phân phối thuốc;
- Quản lý dược tại cơ quan quản lý về dược.
Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có những trách nhiệm gì theo quy định của pháp luật?
Theo khoản 2 Điều 48 Luật Dược 2016 quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc như sau:
Quyền và trách nhiệm của cơ sở bán lẻ là quầy thuốc
...
2. Cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có các trách nhiệm sau đây:
a) Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 của Luật này;
b) Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Theo đó, cơ sở bán lẻ là quầy thuốc có những trách nhiệm sau đây:
- Trách nhiệm quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Dược 2016;
- Không được bán nguyên liệu làm thuốc, trừ dược liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lời chúc giáng sinh dành cho bạn bè? Lễ giáng sinh Noel có phải là ngày lễ lớn trong năm không?
- Cách điền phiếu biểu quyết thi hành kỷ luật/ đề nghị thi hành kỷ luật đối với Đảng viên chuẩn Hướng dẫn 05?
- Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án đầu tư được thể hiện thông qua những gì? Có bao nhiêu giai đoạn đầu tư xây dựng?
- Phân chia lợi nhuận từ tài sản chung không chia sau khi ly hôn như thế nào? Khi thỏa thuận chia tài sản chung thì có cần xét tới yếu tố lỗi làm cho hôn nhân bị đổ vỡ không?
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?