Người học sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu năng lực như thế nào?
- Người học sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu năng lực như thế nào?
- Nội dung các quy định yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp sơ cấp trong mỗi cơ sở giáo dục bao gồm những gì?
- Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo được những yêu cầu gì?
Người học sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu năng lực như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) quy định cụ thể về yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp như sau:
(1) Kiến thức:
- Hiểu biết và có kiến thức cơ bản về các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với từng công việc của nghề; áp dụng được một số kiến thức nhất định khi thực hiện công việc và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn;
- Hiểu biết và có kiến thức về an toàn, vệ sinh lao động đối với công việc, vị trí làm việc và nơi làm việc.
(2) Kỹ năng:
Làm được các công việc đơn giản hoặc công việc có tính lặp lại của một nghề và các kỹ năng cần thiết khác tương thích với nghề.
(3) Năng lực tự chủ và trách nhiệm:
Có khả năng tiếp nhận, ghi chép và chuyển thông tin theo yêu cầu; biết được yêu cầu, tiêu chuẩn, kết quả đối với công việc ở các vị trí làm việc xung quanh hoặc công việc có liên quan; chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc, sản phẩm của mình.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp thì người học phải đáp ứng được những yêu cầu về năng lực nêu trên.
Yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp
Nội dung các quy định yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp sơ cấp trong mỗi cơ sở giáo dục bao gồm những gì?
Theo Điều 5 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH) thì nội dung quy định khối lượng học tập tối thiểu và yêu cầu năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp sẽ bao gồm những thông tin sau:
(1) Tên ngành, nghề đào tạo.
(2) Bậc, trình độ sơ cấp; số mô đun, tín chỉ và thời gian đào tạo.
(3) Yêu cầu về kiến thức: kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật; kiến thức chuyên môn của ngành, nghề đào tạo.
(4) Yêu cầu về kỹ năng:
- Kỹ năng cứng: Kỹ năng chuyên môn, năng lực thực hành nghề nghiệp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Kỹ năng mềm: Kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, làm việc độc lập, khả năng sử dụng ngoại ngữ, tin học.
(5) Yêu cầu về năng lực tự chủ và trách nhiệm:
- Phẩm chất đạo đức, ý thức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân;
- Trách nhiệm, đạo đức, tác phong nghề nghiệp, thái độ phục vụ;
- Khả năng cập nhật kiến thức, sáng tạo trong công việc.
(6) Vị trí việc làm của người học sau khi tốt nghiệp.
(7) Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp.
(8) Các chương trình, tài liệu, chuẩn quốc tế đã tham khảo.
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo được những yêu cầu gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH thì chương trình đào tạo trình độ sơ cấp cần phải đảm bảo được những yêu cầu như sau:
Yêu cầu về chương trình, giáo trình đào tạo
1. Yêu cầu về chương trình đào tạo
a) Trong chương trình đào tạo, tên nghề phải được xác định cụ thể và có trong danh mục nghề, công việc của ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, của doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn hoặc có trong danh mục nghề thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp trình độ trung cấp, cao đẳng do cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp ở trung ương ban hành;
b) Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo đạt được mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại Khoản 1 và Điểm 1 Khoản 2 Điều 4 của Luật Giáo dục nghề nghiệp; quy định về khối lượng kiến thức, kỹ năng nghề, các kỹ năng cần thiết khác, yêu cầu năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ sơ cấp đối với từng nghề đào tạo và phù hợp với khung trình độ quốc gia, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;
c) Chương trình đào tạo phải xác định được số lượng và thời lượng của từng mô - đun, tín chỉ tương ứng với phương thức đào tạo; thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập;
d) Chương trình đào tạo bảo đảm tính khoa học, chính xác, tính hệ thống, thực tiễn và phù hợp với kỹ thuật công nghệ trong sản xuất, dịch vụ; linh hoạt đáp ứng sự thay đổi của kỹ thuật công nghệ và thị trường lao động. Sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu;
đ) Phân bổ thời gian chương trình và trình tự thực hiện các mô - đun, tín chỉ để thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp có hiệu quả;
e) Quy định được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ giáo viên để triển khai thực hiện chương trình đào tạo nhằm đảm bảo chất lượng;
g) Đưa ra được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt chuẩn đầu ra của các mô - đun, tín chỉ và của chương trình đào tạo;
h) Bảo đảm việc liên thông giữa các trình độ giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi nào? Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có bị hạn chế không?
- Chính sách nghỉ thôi việc với CBCCVC khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 ngày 31 tháng 12 năm 2024 của Chính phủ?
- Tại sao nói triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan? Thời lượng môn triết học Mác Lênin thế nào?
- Không mang theo giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu 2025? Mức phạt không mang bằng lái xe 2025 là bao nhiêu?
- Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú như thế nào? Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú được xác định thế nào?