Người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào? Học ngành này phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ để được tốt nghiệp? Đây là câu hỏi bạn Thanh Yến đến từ Long An.

Người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm những vị trí, công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Giao dịch Thương mại điện tử;
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng;
- Thiết lập và quản lý website;
- Đồ họa máy tính;
- Quản trị mạng;
- E- Marketing;
- Thanh toán điện tử.

Theo đó, người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi ra trường có thể làm những vị trí, công việc như trên.

Thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử (Hình từ Internet)

Học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thương mại điện tử trình độ trung cấp là ngành, nghề giao dịch thương mại thông qua các phương tiện điện tử như điện thoại, máy fax, các phương tiện thanh toán điện tử và máy tính có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Dựa trên các phương tiện này, người làm nghề thương mại điện tử sẽ thực hiện các hoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ, giao nhận các nội dung kỹ thuật số trên mạng Internet, chuyển tiền điện tử, mua bán cổ phiếu điện tử, vận đơn điện tử, đấu giá trực tuyến, hợp tác chia sẻ tài nguyên mạng, tiếp thị trực tuyến tới người tiêu dùng và các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra người làm nghề thương mại điện tử còn thực hiện các công việc khác phục vụ cho các hoạt động giao dịch thương mại được thành công như thiết lập và quản lý website thương mại điện tử, quản trị mạng máy tính, thiết kế đồ họa, lập các báo cáo khảo sát, nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ và doanh số bán hàng của doanh nghiệp.
Điều kiện và môi trường làm việc: Các hoạt động thương mại điện tử được thực hiện ở các doanh nghiệp, tổ chức với điều kiện môi trường làm việc nhiều biến động, có cạnh tranh, có quan hệ giao dịch với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau, có tính chuyên nghiệp. Để làm được ngành, nghề Thương mại điện tử cần biết sử dụng thành thạo các công cụ, thiết bị điện tử, mạng internet để thực hiện hành vi mua, bán hàng hóa.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.700 giờ (tương đương 60 tín chỉ).

Như vậy, học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu 1.700 giờ tương đương 60 tín chỉ.

Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 60 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.

Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp để có thêm thông tin.

Người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong công việc như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;
- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;
- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.

Như vậy, người học ngành thương mại điện tử trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong công việc như sau:

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm;

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn;

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện;

- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong đơn vị;

- Có đạo đức nghề nghiệp, tác phong công nghiệp và ý thức tổ chức kỷ luật.

Tải Quy định về ngành thương mại điện tử mới nhất năm 2023. Tải về

Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cá nhân có hành vi huy động vốn trái phép trên mạng xã hội bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chức năng đặt hàng trực tuyến là gì? Cơ chế rà soát và xác nhận nội dung hợp đồng sử dụng chức năng này qua ứng dụng phải điều kiện nào?
Pháp luật
Chủ sở hữu sàn thương mại điện tử phải cung cấp doanh thu bán hàng thông qua chức năng đặt hàng trực tuyến của sàn của cá nhân kinh doanh trên sàn đúng không?
Pháp luật
Hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của nhà cung cấp ở nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam phải dùng đồng tiền khai thuế nào?
Pháp luật
Thương nhân thiết lập website là chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử trong trường hợp nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử phải cung cấp các thông tin nào?
Pháp luật
Website thương mại điện tử bị đưa vào danh sách website thương mại điện tử bị phản ánh về việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật khi nào?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử phải gỡ bỏ thông tin về hàng hóa, dịch vụ vi phạm pháp luật trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử có phải lọc thông tin theo từ khóa trước khi thông tin về hàng hóa, dịch vụ hiển thị trên website không?
Pháp luật
Bộ Công Thương công bố nhóm 05 doanh nghiệp dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực thương mại điện tử khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thương mại điện tử
644 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thương mại điện tử
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào