Người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu ở mức nào?
- Người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 12 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kinh doanh và tiếp thị;
- Thiết kế và xây dựng sản phẩm;
- Tổ chức dịch vụ giải trí, thể thao;
- Tổ chức dịch vụ bổ trợ.
Như vậy, người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Kinh doanh và tiếp thị;
- Thiết kế và xây dựng sản phẩm;
- Tổ chức dịch vụ giải trí, thể thao;
- Tổ chức dịch vụ bổ trợ.
Ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao (Hình từ Internet)
Học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải đạt trình độ ngoại ngữ tối thiểu ở mức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Khảo sát được nhu cầu của khách hàng về sản phẩm dịch vụ giải trí, thể thao và khả năng cung ứng dịch vụ giải trí, thể thao;
- Thiết kế và xây dựng được sản phẩm dịch vụ, thể thao cơ bản theo yêu cầu của khách hàng;
- Xây dựng được chính sách giá cho sản phẩm dịch vụ giải trí, thể thao và triển khai hiệu quả việc quảng bá sản phẩm;
- Tư vấn, bán và ký kết được hợp đồng với khách hàng;
- Lựa chọn, đàm phán, ký kết hợp tác với các nhà cung ứng dịch vụ giải trí, thể thao và dịch vụ bổ trợ khác và thiết lập được hệ thống cơ sở dữ liệu về các nhà cung ứng dịch vụ giải trí, thể thao;
- Áp dụng được quy trình tổ chức thực hiện các dịch vụ giải trí, thể thao;
- Vận hành đúng, an toàn các loại trang thiết bị liên quan tới quá trình tổ chức dịch vụ giải trí, thể thao;
- Điều hành được các công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Xây dựng được các loại mẫu biểu, báo cáo, văn bản đối nội, hợp đồng thông dụng của doanh nghiệp;
- Xử lý hiệu quả các yêu cầu và tình huống cơ bản trong quá trình phục vụ khách;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
Như vậy, học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 12 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
- Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khách du lịch;
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển của thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp.
Như vậy, người học ngành quản trị dịch vụ giải trí, thể thao trình độ trung cấp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc;
- Tôn trọng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp;
- Thân thiện, cởi mở, sẵn sàng phục vụ và bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng khách du lịch;
- Có tinh thần hợp tác làm việc nhóm; thiện chí trong tiếp nhận ý kiến và giải quyết khó khăn, vướng mắc trong công việc;
- Có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thích ứng với sự phát triển của thực tiễn trong lĩnh vực hoạt động dịch vụ du lịch;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản tài sản trong quá trình tác nghiệp.
Tải Quy định về ngành, nghề quản trị dịch vụ giải trí, thể thao mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số chứng chỉ hành nghề trong hoạt động xây dựng có mấy chữ số? Có được cho thuê chứng chỉ hành nghề?
- Cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất trồng cây hằng năm thì thời hạn giao đất là bao lâu?
- Chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng được xác định trước khi lập dự án hay khi phê duyệt dự án đầu tư?
- Ngày 5 tháng 1 là ngày gì? Ngày 5 1 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 5 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Đối tượng được thưởng công đoàn bao gồm những ai? Nguồn kinh phí chi thưởng, quyết toán tiền thưởng công đoàn?