Người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 4 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực dịch vụ vận tải, môi trường và an ninh (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thủy thủ trực ca OS;
- Thủy thủ trực ca AB;
- Thủy thủ phó;
- Thủy thủ trưởng;
- Thuyền phó 3 hạng tàu dưới 500GT;
- Thuyền phó 3 hạng tàu từ 500GT trở lên;
- Thuyền phó 2 hạng tàu dưới 500 GT;
- Thuyền phó 2 hạng tàu từ 500GT trở lên;
- Đại phó hạng tàu dưới 500GT;
- Đại phó hạng tàu từ 500GT đến dưới 3000GT;
- Thuyền trưởng hạng tàu dưới 500GT.
Theo đó, người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Thủy thủ trực ca OS;
- Thủy thủ trực ca AB;
- Thủy thủ phó;
- Thủy thủ trưởng;
- Thuyền phó 3 hạng tàu dưới 500GT;
- Thuyền phó 3 hạng tàu từ 500GT trở lên;
- Thuyền phó 2 hạng tàu dưới 500 GT;
- Thuyền phó 2 hạng tàu từ 500GT trở lên;
- Đại phó hạng tàu dưới 500GT;
- Đại phó hạng tàu từ 500GT đến dưới 3000GT;
- Thuyền trưởng hạng tàu dưới 500GT.
Ngành điều khiển tàu biển (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Thực hiện được các quy định về an toàn phương tiện, an toàn lao động và bảo vệ môi trường;
- Thực hiện được công tác thủy nghiệp, bảo quản, bảo dưỡng trang thiết bị ngành boong và vỏ tàu;
- Lập được kế hoạch chuyến đi;
- Xác định được vị trí tàu trong các điều kiện khác nhau bằng Địa văn, Thiên văn, La bàn từ, trang thiết bị Hàng hải, ứng dụng các phương tiện, công cụ hiện đại trong xác định vị trí tàu và xác định sai số la bàn;
- Phân tích, tổng hợp, dự đoán được các hiện tượng thời tiết thông qua các thông tin thu nhận được về khí hậu, thời tiết;
- Vận hành, khai thác, bảo dưỡng được các trang thiết bị Hàng hải như: radar/Arpa, ECDIS, máy thu GPS, la bàn từ, la bàn điện, máy đo sâu, tốc độ kế, máy lái tự động, các hệ thống báo động, báo động an ninh, thiết bị thông tin lên lạc… để dẫn tàu an toàn trong mọi tình huống;
- Dẫn tàu được trên biển trong điều kiện ngoại cảnh bình thường; và điều kiện ngoại cảnh đặc biệt;
- Điều động được tàu ra vào cầu, neo tàu, buộc tàu cũng như hành hải an toàn trong mọi điều kiện thời tiết;
- Điều khiển từ xa được các hoạt động của buồng lái, hệ thống động lực máy;
- Thực hiện được các thủ tục, quy trình, nhiệm vụ công tác trực ca buồng lái, trực ca khi tàu neo, tàu làm hàng, đề ra được thủ tục và sắp xếp ca trực có hiệu quả trong các tình huống;
- Lựa chọn được thông tin và tài liệu để lập được kế hoạch tuyến đường;
- Tu chỉnh, ghi chép được các ấn phẩm hàng hải, hải đồ, các loại nhật ký ngành boong;
- Thực hiện được công việc giám sát làm hàng theo kế hoạch;
- Thực hiện được công việc chằng buộc, bảo quản hàng hoá;
- Lập được kế hoạch xếp, dỡ hàng hoá; sơ đồ chất xếp hàng hóa
- Quản lý được giấy tờ, hồ sơ tàu; chứng chỉ, bằng cấp của thuyền viên trên tàu; quản lý được nhân sự trên tàu;
- Triển khai thực hiện được Hệ thống quản lý an toàn của chủ tàu; xử lý được các tình huống nguy cấp
- Thực hiện được Kế hoạch an ninh trên tàu;
- Vận dụng được Bộ luật Hàng hải, các công ước Quốc tế về Hàng hải để phục vụ các hoạt động của tàu;
- Vận dụng được các quyền và nghĩa vụ cũng như thủ tục phải tiến hành khi liên quan đến thương vụ, bảo hiểm Hàng hải cũng như các công việc liên quan đến các loại hợp đồng kinh tế vận tải biển;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 4 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 56/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập, làm việc theo nhóm;
- Hướng dẫn, giám sát và hợp tác với đồng nghiệp để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao;
- Tuân thủ các quy định về pháp luật trong hoạt động hàng hải;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, bảo vệ môi trường biển;
- Có ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng, bảo quản thiết bị, vật tư trên tàu;
- Có ý thức tự học, tự rèn luyện để cập nhật, nâng cao nhận thức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu hiện tại và xu thế phát triển của ngành Hàng hải.
Như vậy, người học ngành điều khiển tàu biển trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?
- Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân là gì? Thẩm quyền quyết định tặng danh hiệu?
- Tổ chức chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại cần đáp ứng những điều kiện nào?
- Nội dung đánh giá hồ sơ dự thầu đối với dự án đầu tư có sử dụng đất theo phương thức 1 giai đoạn 1 túi hồ sơ gồm những gì?