Người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 7 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Thu mua nguyên liệu thủy sản;
- Chế biến lạnh đông thủy sản;
- Chế biến Surimi;
- Chế biến chả thủy sản;
- Chế biến đồ hộp thủy sản;
- Chế biến khô thủy sản;
- Chế biến bột cá;
- Chế biến Agar - Agar;
- Chế biến chitosan;
- Chế biến dầu cá;
- Chế biến nước mắm;
- Chế biến mắm các loại;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm;
- Quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Phát triển sản phẩm;
- Xử lý chất thải trong chế biến thủy sản;
- Quản lý sản xuất.
Như vậy, người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Ngành chế biến và bảo quản thủy sản (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đánh giá được chất lượng nguyên liệu tươi sống;
- Phân loại thành thạo nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
- Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Thực hiện thành thạo công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thủy sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong qui trình chế biến sản phẩm thủy sản;
- Khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến thủy sản;
- Lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Áp dụng được chương trình HACCP vào trong thực tế sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng thì người học phải có tối thiểu những kỹ năng như sau:
- Đánh giá được chất lượng nguyên liệu tươi sống;
- Phân loại thành thạo nguyên liệu thủy sản theo loài, chất lượng và cỡ;
- Xây dựng được chương trình quản lý chất lượng sản phẩm theo HACCP;
- Thực hiện thành thạo công việc bảo quản tươi, sống nguyên liệu thủy sản đáp ứng đúng yêu cầu kỹ thuật cho từng loại nguyên liệu;
- Thực hiện thành thạo các thao tác trong quy trình chế biến sản phẩm thủy sản;
- Khắc phục được sự cố xảy ra trong quá trình chế biến thủy sản;
- Lắp đặt và vận hành được một số máy và thiết bị trong quá trình chế biến;
- Áp dụng được chương trình HACCP vào trong thực tế sản xuất;
- Kiểm tra, đánh giá được một số chỉ tiêu chất lượng của sản phẩm;
- Tổ chức thực hiện được các hoạt động của một ca sản xuất tại cơ sở chế biến thủy sản;
- Tổ chức thực hiện được công tác an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, an toàn thực phẩm, phòng chống cháy nổ;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng tiếp nhận công việc nghề Chế biến và bảo quản thủy sản, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong quá trình làm việc;
- Chịu trách nhiệm đối với kết quả công việc của mình và với tập thể;
- Có khả năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên khác.
Theo đó, người học ngành chế biến và bảo quản thủy sản trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tranh chấp hợp đồng dân sự là gì? Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm tranh chấp hợp đồng dân sự?
- Quy chế tổ chức và hoạt động của trường cao đẳng sư phạm phải được lấy ý kiến rộng rãi từ những ai?
- Caption giáng sinh ngắn? Caption noel ý nghĩa? Lễ Giáng sinh người lao động nước ngoài có được nghỉ làm không?
- Đại hội Hội công chứng viên được triệu tập lần thứ 2 khi nào? Cơ quan chấp hành của Đại hội Hội công chứng viên là cơ quan nào?
- Ban Chấp hành Hội công chứng viên làm việc theo nguyên tắc gì? Hình thức bầu Ban Chấp hành Hội công chứng viên là gì?