Người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Chị ơi cho em hỏi: Người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào? Sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng nào? Đây là câu hỏi của bạn Mỹ Hạnh ở Gia Lai.

Người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?

Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực sản xuất, chế biến và xây dựng (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu;
- Sơ chế nguyên liệu;
- Xử lý cơ học;
- Phối trộn nguyên liệu;
- Định hình nguyên liệu;
- Xay xát;
- Phân loại nguyên vật liệu lương thực dạng hạt rời;
- Phân riêng dịch bột ướt;
- Xử lý nhiệt;
- Làm khô nguyên liệu;
- Bao gói sản phẩm;
- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;
- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

Như vậy, người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:

- Tiếp nhận và bảo quản nguyên liệu;

- Sơ chế nguyên liệu;

- Xử lý cơ học;

- Phối trộn nguyên liệu;

- Định hình nguyên liệu;

- Xay xát;

- Phân loại nguyên vật liệu lương thực dạng hạt rời;

- Phân riêng dịch bột ướt;

- Xử lý nhiệt;

- Làm khô nguyên liệu;

- Bao gói sản phẩm;

- Tiếp nhận và bảo quản sản phẩm;

- Kiểm tra chất lượng sản phẩm.

lương thực thực phẩm

Ngành chế biến lương thực (Hình từ Internet)

Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kỹ năng nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Kỹ năng
- Lựa chọn được nguyên liệu, bán thành phẩm đảm bảo cho quá trình chế biến;
- Lựa chọn được các loại máy, thiết bị, dụng cụ, hóa chất cần dùng để phân tích các chỉ tiêu chất lượng nguyên liệu, sản phẩm bán thành phẩm, sản phẩm thành phẩm trong chế biến lương thực;
- Làm thành thạo các thao tác đối với từng công đoạn trong quá trình sản xuất và chế biến lương thực, cụ thể như các sản phẩm: gạo, bột mì, bột ngô, bột sắn, tinh bột, mì ăn liền, mì sợi, nui, bánh mì, bánh canh, miến, phở, bún, bánh tráng...;
- Thực hiện thành thạo các thao tác vận hành, kiểm tra, vệ sinh thiết bị chế biến theo đúng trình tự quy định, đảm bảo an toàn;
- Chế biến được sản phẩm lương thực theo quy trình công nghệ đạt các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm yêu cầu, đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm và năng suất lao động;
- Khắc phục kịp thời được những sự cố thường xảy ra trong quá trình kiểm tra, thực hiện các giải pháp phòng ngừa và cải tiến để nâng cao hiệu quả công tác sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm;
- Kiểm soát được các hoạt động kiểm tra chất lượng sản phẩm lương thực nhằm đảm bảo sự tuân thủ các thủ tục, tiêu chuẩn hiện hành;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Theo đó, sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng thì người học phải đạt được tối thiểu những kỹ năng như trên.

Người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 51/2018/TT-BLĐTBXH như sau:

Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;
- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;
- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện công việc;
- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng;
- Làm việc độc lập hoặc tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân và của nhóm; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của nhóm.

Như vậy, người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:

- Có ý thức chia sẻ kinh nghiệm, hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc;

- Trung thực, cẩn thận, tỉ mỉ trong quá trình thực hiện thao tác phân tích;

- Có ý thức tiết kiệm, bảo vệ dụng cụ, máy, thiết bị; bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình thực hiện công việc;

- Có đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe nhằm giúp người học sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm và đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng;

- Làm việc độc lập hoặc tham gia làm việc nhóm trong điều kiện môi trường biến động; đánh giá được kết quả thực hiện công việc của cá nhân và của nhóm; chịu trách nhiệm về kết quả làm việc của nhóm.

Ngành chế biến lương thực
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế biến lương thực trình độ cao đẳng là ngành nghề như thế nào? Sau khi tốt nghiệp ngành này người học phải có được tối thiểu những kiến thức nào?
Pháp luật
Sau khi tốt nghiệp ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp thì người học phải có kỹ năng ngoại ngữ như thế nào?
Pháp luật
Người học ngành chế biến lương thực trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Người học ngành chế biến lương thực trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngành chế biến lương thực
578 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngành chế biến lương thực

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngành chế biến lương thực

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào