Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với đồng nghiệp, người thực hành chuyên môn về dược và những tổ chức liên quan?

Cho tôi hỏi người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với đồng nghiệp, người thực hành chuyên môn về dược và những tổ chức liên quan? Câu hỏi của chị Mai (Vĩnh Long).

Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc gì trong quan hệ với đồng nghiệp và tổ chức nghề nghiệp?

Theo Điều 5 Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định về quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược như sau:

Quan hệ với đồng nghiệp, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược
1. Phải trung thực, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.
2. Không được có hành vi trái đạo đức, không gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề, không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.
3. Có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động hành nghề, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động kinh doanh dược trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp.
4. Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đồng nghiệp mới vào nghề.
5. Phải tự nguyện tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược tổ chức hoặc phát động nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngành dược.

Theo đó, trong mối quan hệ với đồng nghiệp, người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức sau đây:

- Phải trung thực, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, hợp tác, tôn trọng đồng nghiệp và lắng nghe ý kiến của đồng nghiệp; bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp.

- Không được có hành vi trái đạo đức, không gây áp lực, đe dọa hoặc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật với đồng nghiệp để giành lợi thế cho mình trong hành nghề, không được thực hiện các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác.

- Có trách nhiệm giám sát và giúp đỡ đồng nghiệp trong hoạt động hành nghề, kiên quyết đấu tranh loại bỏ những hành vi sai trái trong hoạt động kinh doanh dược trên cơ sở tôn trọng đồng nghiệp.

- Có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn, nghiệp vụ đối với đồng nghiệp mới vào nghề.

- Phải tự nguyện tham gia vào các hoạt động nghề nghiệp và hoạt động xã hội khác do Nhà nước, tổ chức xã hội – nghề nghiệp của người hành nghề dược tổ chức hoặc phát động nhằm góp phần vào sự phát triển chung của ngành dược.

Người hành nghề dược

Người hành nghề dược (Hình từ Internet)

Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược?

Theo Điều 6 Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định về quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược như sau:

Quan hệ với người thực hành chuyên môn về dược
1. Có trách nhiệm tham gia vào công tác hướng dẫn người thực hành chuyên môn về dược, nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người thực hành chuyên môn về dược.
2. Không được thực hiện những việc sau:
a) Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân đối với những người thực hành chuyên môn về dược;
b) Đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần từ người thực hành chuyên môn về dược;
c) Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn để buộc người thực hành chuyên môn về dược phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.

Theo đó, người hành nghề dược có trách nhiệm tham gia vào công tác hướng dẫn người thực hành chuyên môn về dược, nêu cao trách nhiệm, tận tâm truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm nghề nghiệp đối với người thực hành chuyên môn về dược.

Bên cạnh đó, người hành nghề dược không được thực hiện các việc như sau:

- Phân biệt, đối xử mang tính cá nhân đối với những người thực hành chuyên môn về dược;

- Đòi hỏi lợi ích vật chất, tinh thần từ người thực hành chuyên môn về dược;

- Lợi dụng tư cách là người hướng dẫn để buộc người thực hành chuyên môn về dược phải làm những việc không thuộc phạm vi tập sự hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội nhằm đạt được những lợi ích cho mình.

Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan?

Theo Điều 7 Thông tư 08/2021/TT-BYT quy định về quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan như sau:

Quan hệ với cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan
1. Phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác chặt chẽ với các cán bộ, công chức, nhân viên y tế và cán bộ, công chức, nhân viên của cơ quan ban ngành khác bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.
2. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.

Theo đó, người hành nghề dược phải chấp hành quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp tác chặt chẽ với các cán bộ, công chức, nhân viên y tế và cán bộ, công chức, nhân viên của cơ quan ban ngành khác bảo đảm cung ứng và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả trong trường hợp có dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai, thảm họa.

Bên cạnh đó, phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý nhà nước, kiên quyết đấu tranh với các hiện tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.

Hành nghề dược
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người hành nghề dược có thể chịu trách nhiệm chuyên môn cho mấy cơ sở kinh doanh dược? Chịu trách nhiệm chuyên môn về dược cho 02 cơ sở khác nhau có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Hành nghề dược mà không có chứng chỉ hành nghề sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Hành nghề dược không đúng với phạm vi hoạt động chuyên môn ghi trong chứng chỉ hành nghề dược sẽ bị xử lý như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược không cập nhật kiến thức chuyên môn về dược trong thời hạn bao lâu thì Chứng chỉ hành nghề dược sẽ hết hiệu lực?
Pháp luật
Người phiên dịch có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành y thì có được công nhận đủ trình độ phiên dịch trong hành nghề dược mà không phải qua kiểm tra?
Pháp luật
Ở cơ sở bán buôn thuốc nguyên liệu làm thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn có cần có kinh nghiệm hay không?
Pháp luật
Không hành nghề dược vì phải công tác và học tập ở nước ngoài hơn 1 năm bị thu hồi chứng chỉ hành nghề dược có đúng không?
Pháp luật
Người hành nghề dược trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề dược bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Xây dựng Luật Dược sửa đổi cần tăng cường trách nhiệm các cấp, các ngành, phòng, chống tiêu cực, tham nhũng được Chính phủ chỉ đạo như thế nào?
Pháp luật
Người hành nghề dược phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức nào trong quan hệ với đồng nghiệp, người thực hành chuyên môn về dược và những tổ chức liên quan?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hành nghề dược
2,308 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hành nghề dược

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hành nghề dược

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào