Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không?
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không?
- Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam gồm những gì?
- Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký đất đai lần đầu ở đâu?
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 28 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Nhận quyền sử dụng đất
1. Người nhận quyền sử dụng đất được quy định như sau:
...
h) Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam được mua, thuê mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở, nhận quyền sử dụng đất ở trong dự án phát triển nhà ở; nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở và các loại đất khác trong cùng thửa đất có nhà ở theo quy định của pháp luật về dân sự; nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở từ những người thuộc hàng thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
i) Tổ chức trong nước, cá nhân, cộng đồng dân cư, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất; tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
k) Tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, cá nhân, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất;
...
Như vậy, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam không? (hình từ internet)
Hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 101/2024/NĐ-CP thì hồ sơ đăng ký đất đai lần đầu đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận thừa kế quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam gồm:
(1) Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Nghị định 101/2024/NĐ-CP; Tải về
(2) Một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều 148 Luật Đất đai 2024;
(3) Giấy tờ về việc nhận thừa kế quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về dân sự đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(4) Sơ đồ hoặc bản trích lục bản đồ địa chính hoặc mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất (nếu có); mảnh trích đo bản đồ địa chính thửa đất (nếu có) đối với người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài;
(5) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính, giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký đất đai lần đầu ở đâu?
Căn cứ theo Điều 21 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất
1. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả:
a) Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
b) Văn phòng đăng ký đất đai;
c) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
2. Hình thức nộp hồ sơ:
Người yêu cầu đăng ký được lựa chọn nộp hồ sơ theo các hình thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại các cơ quan quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Nộp thông qua dịch vụ bưu chính;
c) Nộp tại địa điểm theo thỏa thuận giữa người yêu cầu đăng ký và Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
d) Nộp trên Cổng dịch vụ công Quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;
...
3. Đối với trường hợp đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu thì người yêu cầu đăng ký lựa chọn nơi nộp hồ sơ như sau:
a) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân), cộng đồng dân cư thì nơi nộp hồ sơ quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất là tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thì được lựa chọn nơi nộp hồ sơ quy định tại điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này.
...
Như vậy, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài đăng ký đất đai lần đầu ở:
- Bộ phận Một cửa theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã;
- Văn phòng đăng ký đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?