Người giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phải là đại biểu Quốc hội theo quy định đúng không?
Người giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phải là đại biểu Quốc hội theo quy định đúng không?
Theo quy định tại tiết 2.14 tiểu mục 2 Mục I Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 về khung tiêu chuẩn chức danh khối cơ quan Quốc hội như sau:
I- KHUNG TIÊU CHUẨN CHỨC DANH CÁN BỘ THUỘC DIỆN BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG, BỘ CHÍNH TRỊ, BAN BÍ THƯ QUẢN LÝ
...
2.14. Chức danh khối cơ quan Quốc hội
...
c) Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
Nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam và am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách. Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả. Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quốc hội. Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Uỷ viên thường trực, Uỷ viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội hoặc vụ trưởng, tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ phó tư lệnh quân khu và tương đương, cục trưởng và tương đương cục trưởng hoặc có quân hàm từ thiếu tướng trở lên. Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, phó chủ nhiệm các uỷ ban của Quốc hội là đại biểu Quốc hội. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có thể không là đại biểu Quốc hội; đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp vụ trưởng hoặc tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân trở lên của cấp tỉnh.
...
Theo quy định nêu trên thì Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc là đại biểu Quốc hội và cần đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Nắm vững hệ thống pháp luật Việt Nam và am hiểu pháp luật, thông lệ quốc tế, nhất là lĩnh vực phụ trách.
- Có năng lực nghiên cứu, đề xuất cụ thể hoá, thể chế hoá đường lối, chủ trương của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước trong lĩnh vực được phân công và giám sát thực hiện có hiệu quả.
- Có năng lực phối hợp với các cơ quan hành pháp và tư pháp trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan Quốc hội.
- Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng Dân tộc, các uỷ ban của Quốc hội hoặc vụ trưởng, tương đương vụ trưởng trở lên hoặc chức vụ phó bí thư, chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Người giữ chức danh Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc phải là đại biểu Quốc hội theo quy định đúng không? (Hình từ Internet)
Trách nhiệm của Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 85 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội
...
2. Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng. Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội giúp Chủ nhiệm Ủy ban thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ nhiệm Ủy ban. Khi Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội vắng mặt thì một Phó Chủ nhiệm được Chủ nhiệm Ủy ban ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ nhiệm.
Theo quy định Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc giúp Chủ tịch Hội đồng dân tộc thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng.
Khi Chủ tịch Hội đồng dân tộc vắng mặt thì một Phó Chủ tịch được Chủ tịch Hội đồng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc có được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội không?
Theo khoản 4 Điều 60 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 quy định như sau:
Phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội
...
4. Chủ tịch nước có quyền tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc, Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Ủy viên thường trực, Ủy viên chuyên trách của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội bàn về những nội dung thuộc lĩnh vực Hội đồng, Ủy ban phụ trách.
5. Đại diện các cơ quan, tổ chức hữu quan được mời tham dự phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội khi bàn về những nội dung có liên quan.
Theo quy định thì Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc có được mời tham dự các phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự được quy định thế nào? Quy định về căn cứ khởi tố vụ án hình sự?
- Hồ sơ thẩm định chương trình quản lý tổng hợp tài nguyên vùng bờ có bao gồm báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến cộng đồng dân cư có liên quan?
- Cơ quan nào quyết định hình thức đàm phán giá đối với trường hợp mua thuốc, thiết bị y tế, vật tư xét nghiệm?
- Mùng 1 Tết âm 2025 mặc màu gì? Mùng 1 mặc màu gì theo mệnh, tuổi để cả năm 2025 gặp may mắn?
- Để được cấp Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam với phân bón được nhà nước công nhận là tiến bộ kỹ thuật có cần kết quả khảo nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc gia không?