Người giám hộ đối với con chưa thành niên là ai? Người giám hộ đối với con chưa thành niên là cha mẹ nhưng đều bị mất năng lực hành vi dân sự thì có phải là người được giám hộ hay không?
- Người giám hộ đối với con chưa thành niên là ai?
- Người giám hộ đối với con chưa thành niên là cha mẹ nhưng đều bị mất năng lực hành vi dân sự thì có phải là người được giám hộ hay không?
- Người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niên được xác định như thế nào?
- Người giám hộ của con chưa thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự ra sao?
Người giám hộ đối với con chưa thành niên là ai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Đại diện theo pháp luật của cá nhân
1. Cha, mẹ đối với con chưa thành niên.
2. Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định.
3. Người do Tòa án chỉ định trong trường hợp không xác định được người đại diện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
Theo quy định trên, con chưa thành niên mà còn cha mẹ. Thì cha mẹ sẽ là người đại diện theo pháp luật của con. Trong trường hợp này sẽ không phát sinh chế định giám hộ giữa cha mẹ với con, mà chỉ phát sinh chế định đại diện thôi.
Người giám hộ
Người giám hộ đối với con chưa thành niên là cha mẹ nhưng đều bị mất năng lực hành vi dân sự thì có phải là người được giám hộ hay không?
Căn cứ Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Người được giám hộ
1. Người được giám hộ bao gồm:
a) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
b) Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
c) Người mất năng lực hành vi dân sự;
d) Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
2. Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Như vậy, con chưa thành niên mà còn cha mẹ chỉ phát sinh chế định giám hộ khi:
Cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự;
Cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
Cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
Cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con;
Cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ.
Người giám hộ đương nhiên cho con chưa thành niên được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên
Người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự sau đây:
1. Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ.
2. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 Điều này thì ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại là người giám hộ hoặc những người này thỏa thuận cử một hoặc một số người trong số họ làm người giám hộ.
3. Trường hợp không có người giám hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột hoặc dì ruột là người giám hộ.
Theo đó, người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 47 của Bộ luật này được xác định theo thứ tự:
- Hàng 1: Anh ruột (anh cả) hoặc chị ruột (chị cả).
- Hàng 2: Nếu những người ưu tiên ở trên (anh ruột/chị ruột cả) không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người anh/chị ruột tiếp theo là người giám hộ, trừ trường hợp có thoả thuận người anh/chị ruột khác làm người giám hộ.
- Hàng 3: Nếu không có anh/chị ruột thì người giám hộ sẽ là: Ông bà nội; ông bà ngoại hoặc những người này sẽ thoả thuận cử ra một hoặc một số người trong số này làm người giám hộ.
- Hàng 4: Bác/chú/cậu/cô/dì ruột nếu không có những đối tượng nêu trên.
Người giám hộ của con chưa thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 53 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
Người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
Trường hợp không có người giám hộ theo quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này thì người giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự được xác định như sau:
1. Trường hợp vợ là người mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng là người mất năng lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trường hợp cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con tiếp theo có đủ điều kiện làm người giám hộ là người giám hộ.
3. Trường hợp người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người giám hộ.
Theo đó, người giám hộ của con chưa thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự thì người giám hộ đương nhiên thực hiện theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người nước ngoài có được sở hữu căn hộ chung cư tại Việt Nam bằng cách mua lại nhà ở của người nước ngoài đã sở hữu nhà ở không?
- Tiến độ xây dựng nhà chung cư là bất động sản hình thành trong tương lai phải được công khai trước khi đưa vào kinh doanh đúng không?
- Người làm công tác y tế trong công ty thuộc nhóm 5 hay nhóm 6 trong 6 nhóm đối tượng tham dự khóa huấn luyện an toàn vệ sinh lao động?
- Ban đại diện quỹ đại chúng do ai bầu? Cuộc họp Ban đại diện quỹ đại chúng được tổ chức khi có bao nhiêu thành viên dự họp?
- Sổ theo dõi dạy bù, dạy thay dành cho tổ chuyên môn? Giáo viên có phải dạy bù ngày nghỉ Tết không?