Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không?

Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không? Người giám hộ của người chưa thành niên có nghĩa vụ gì đối với người được giám hộ? Người giám sát giám hộ là cá nhân phải đáp ứng yêu cầu gì? Ai có quyền cử người giám sát việc giám hộ?

Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không?

Căn cứ Điều 59 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quản lý tài sản của người được giám hộ như sau:

Quản lý tài sản của người được giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình; được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.
Việc bán, trao đổi, cho thuê, cho mượn, cho vay, cầm cố, thế chấp, đặt cọc và giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
Người giám hộ không được đem tài sản của người được giám hộ tặng cho người khác. Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi được quản lý tài sản của người được giám hộ theo quyết định của Tòa án trong phạm vi được quy định tại khoản 1 Điều này.

Theo đó, người giám hộ của người chưa thành niên có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình, được thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người được giám hộ vì lợi ích của người được giám hộ.

Như vậy, người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình việc bán và đối với các giao dịch dân sự khác đối với tài sản có giá trị lớn của người được giám hộ phải được sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Lưu ý: Các giao dịch dân sự giữa người giám hộ với người được giám hộ có liên quan đến tài sản của người được giám hộ đều vô hiệu, trừ trường hợp giao dịch được thực hiện vì lợi ích của người được giám hộ và có sự đồng ý của người giám sát việc giám hộ.

Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không?

Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không? (Hình từ internet)

Người giám hộ của người chưa thành niên có nghĩa vụ gì đối với người được giám hộ?

Căn cứ quy định tại Điều 55 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 56 Bộ luật Dân sự 2015, người giám hộ của người chưa thành niên có nghĩa vụ sau:

- Chăm sóc, giáo dục người được giám hộ.

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

- Đại diện cho người được giám hộ trong các giao dịch dân sự, trừ trường hợp pháp luật quy định người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Quản lý tài sản của người được giám hộ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.

Người giám sát giám hộ là cá nhân phải đáp ứng yêu cầu gì? Ai có quyền cử người giám sát việc giám hộ?

Căn cứ Điều 51 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giám sát việc giám hộ như sau:

Giám sát việc giám hộ
1. Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích hoặc chọn cá nhân, pháp nhân khác làm người giám sát việc giám hộ.
Việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ phải được sự đồng ý của người đó. Trường hợp giám sát việc giám hộ liên quan đến quản lý tài sản của người được giám hộ thì người giám sát phải đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
Người thân thích của người được giám hộ là vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ; nếu không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ; nếu cũng không có ai trong số những người này thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.
2. Trường hợp không có người thân thích của người được giám hộ hoặc những người thân thích không cử, chọn được người giám sát việc giám hộ theo quy định tại khoản 1 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người giám hộ cử cá nhân hoặc pháp nhân giám sát việc giám hộ. Trường hợp có tranh chấp về việc cử, chọn người giám sát việc giám hộ thì Tòa án quyết định.
3. Người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có năng lực pháp luật dân sự phù hợp với việc giám sát nếu là pháp nhân; có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.
...

Theo quy định trên, người giám sát việc giám hộ phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ nếu là cá nhân, có điều kiện cần thiết để thực hiện việc giám sát.

Người thân thích của người được giám hộ thỏa thuận cử người giám sát việc giám hộ trong số những người thân thích làm người giám sát việc giám hộ.

Người thân thích của người được giám hộ là:

(1) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của người được giám hộ.

(2) Nếu không có ai trong số những người mục (1) thì người thân thích của người được giám hộ là ông, bà, anh ruột, chị ruột, em ruột của người được giám hộ.

(3) Nếu cũng không có ai trong số những người ở mục (2) thì người thân thích của người được giám hộ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người được giám hộ.

Người giám hộ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ ở nước ngoài bà có được làm giám hộ cho cháu?
Pháp luật
Mẫu đơn xin xác nhận người giám hộ hợp pháp mới nhất? Tải mẫu đơn xin xác nhận người giám hộ hợp pháp ở đâu?
Pháp luật
Pháp nhân là gì? Pháp nhân có được làm người giám hộ không? Pháp nhân có được giám hộ cho nhiều người không?
Pháp luật
Người giám hộ của người chưa thành niên được bán tài sản của người được giám hộ theo ý mình đúng không?
Pháp luật
Người giám hộ của người chưa thành niên có quyền cho thuê tài sản là nhà ở của người được giám hộ hay không?
Pháp luật
Người chưa được xóa án tích có thể trở thành người giám hộ không? Người giám hộ được sử dụng tài sản của người được giám hộ không?
Pháp luật
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ giám hộ sau khi đã đăng ký giám hộ thì người giám hộ có bị xử phạt không?
Pháp luật
Người đủ 14 tuổi đi mua vàng thì có cần người giám hộ cho phép không? Trường hợp đã mua nhưng không được người giám hộ cho phép thì giao dịch này có vô hiệu?
Pháp luật
Cha, mẹ đương nhiên là người giám hộ của con chưa thành niên có đúng không? Khi người được giám hộ đủ 18 tuổi thì việc giám hộ có chấm dứt? Giám hộ có cần phải giám sát không?
Pháp luật
Bố mẹ sau khi ly hôn thì ai sẽ trở thành người giám hộ của con? Điều kiện người giám hộ là gì?
Pháp luật
Một người có được có nhiều người giám hộ hay không? Ai có quyền quyết định trong việc lựa chọn người giám sát việc giám hộ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người giám hộ
500 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người giám hộ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người giám hộ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào