Người giải quyết tố cáo xác minh nội dung tố cáo có được tiết lộ bút tích của người tố cáo không? Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm những gì?
Tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp khi nào?
Theo khoản 2 Điều 18 Quy định về quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; kiểm tra quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp (sau đây gọi tắt là Quy định) Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 về yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo như sau:
Yêu cầu giải trình và cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo
...
2. Sau khi nghiên cứu các thông tin, tài liệu, chứng cứ và văn bản giải trình, nếu thấy hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành ngay kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự); nếu chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết thì tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo.
Theo đó, sau khi nghiên cứu các thông tin, tài liệu, chứng cứ và văn bản giải trình, nếu thấy hành vi bị tố cáo không vi phạm pháp luật, người giải quyết tố cáo ban hành ngay kết luận nội dung tố cáo (hoặc quyết định giải quyết tố cáo trong tố tụng hình sự).
Nếu chưa đủ căn cứ cho việc giải quyết thì tiến hành xác minh làm rõ nội dung tố cáo để giải quyết tố cáo.
Xác minh nội dung tố cáo để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp (Hình từ Internet)
Người giải quyết tố cáo xác minh nội dung tố cáo có được tiết lộ bút tích của người tố cáo không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo như sau:
Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
1. Người giải quyết tố cáo trực tiếp tiến hành xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo; khi cần thiết, người giải quyết tố cáo quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo (sau đây gọi chung là Tổ xác minh). Người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung tố cáo không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
...
Theo quy định trên, người giải quyết tố cáo trực tiếp tiến hành xác minh hoặc quyết định phân công người tiến hành xác minh nội dung tố cáo; khi cần thiết, người giải quyết tố cáo quyết định thành lập Đoàn xác minh hoặc Tổ xác minh nội dung tố cáo.
Người giải quyết tố cáo hoặc người được phân công xác minh nội dung tố cáo không được tiết lộ họ, tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo và những thông tin khác làm lộ danh tính của người tố cáo.
Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo để giải quyết tố cáo trong hoạt động tư pháp gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Quy định Ban hành kèm theo Quyết định 546/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo như sau:
Quyết định xác minh, kế hoạch xác minh nội dung tố cáo
...
2. Người được phân công xác minh nội dung tố cáo phải xây dựng kế hoạch xác minh, trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm có:
a) Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;
b) Mục đích, yêu cầu, nội dung xác minh;
c) Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ;
d) Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;
đ) Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;
e) Việc báo cáo tiến độ thực hiện;
g) Các nội dung khác (nếu có).
Như vậy, người được phân công xác minh nội dung tố cáo phải xây dựng kế hoạch xác minh, trường hợp thành lập Tổ xác minh thì Tổ trưởng có trách nhiệm lập kế hoạch xác minh trình người có thẩm quyền phê duyệt.
Kế hoạch xác minh nội dung tố cáo gồm có:
- Căn cứ pháp lý để tiến hành xác minh;
- Mục đích, yêu cầu, nội dung xác minh;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm việc để xác minh, thu thập các thông tin, tài liệu, chứng cứ;
- Các điều kiện, phương tiện phục vụ cho việc xác minh;
- Dự kiến thời gian thực hiện từng công việc, nhiệm vụ cụ thể của từng thành viên; thời gian dự phòng để xử lý các công việc phát sinh;
- Việc báo cáo tiến độ thực hiện;
- Các nội dung khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Sổ đăng ký đấu giá tài sản theo Thông tư 19 mới nhất? Tải mẫu? Thời hạn ghi kết quả đấu giá tài sản vào Sổ đăng ký đấu giá?
- Các con số may mắn tài lộc hôm nay 7/2/2025 của 12 con giáp? Ngày Vía Thần Tài nên mua mấy chỉ vàng?
- 02 Hình thức tư vấn về phòng, chống HIV AIDS theo quy định mới? Cơ sở nào tổ chức tư vấn về phòng, chống HIV AIDS?
- Nợ xấu của tổ chức tài chính vi mô là nợ như thế nào? Nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 được tổ chức tài chính vi mô phân loại gồm những gì?
- Xuất nhiều hóa đơn sai thời điểm thì bị phạt một lần hay theo từng hóa đơn? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn là bao nhiêu năm?