Người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp bằng chứng cho rằng quyết định hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật hay không?
- Người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp bằng chứng cho rằng quyết định hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật hay không?
- Trường hợp có liên quan đến bên thứ ba thì người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu làm việc trực tiếp với bên đó hay không?
- Người giải quyết khiếu nại có cần thiết phải trực tiếp xác minh thực tế vấn đề được khiếu nại hay không?
Người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu người khiếu nại cung cấp bằng chứng cho rằng quyết định hành chính bị khiếu nại là trái pháp luật hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 19 Nghị định 124/2020/NĐ-CP liên quan đến quá trình làm việc trực tiếp với người khiếu nại như sau:
"Điều 19. Làm việc trực tiếp với người khiếu nại, người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại
1. Người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại hoặc người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại.
2. Nội dung làm việc được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Trường hợp người khiếu nại không hợp tác, không làm việc, không ký vào biên bản làm việc thì biên bản được lấy chữ ký của người làm chứng hoặc đại diện chính quyền địa phương. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này."
Theo đó, trong trường hợp cá nhân có khiếu nại quyết định hành chính của đơn vị sự nghiệp công lập thì sau khi thụ lý, người giải quyết khiếu nại được giao nhiệm vụ xác minh nội dung khiếu nại làm việc trực tiếp và yêu cầu người khiếu nại cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng có liên quan đến nhân thân, nội dung khiếu nại.
Trường hợp người khiếu nại không thể làm việc trực tiếp với người giải quyết khiếu nại thì có thể thay thế bằng người đại diện, người được ủy quyền, luật sư, trợ giúp viên pháp lý của người khiếu nại.
Khiếu nại (Hình từ Internet)
Trường hợp có liên quan đến bên thứ ba thì người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu làm việc trực tiếp với bên đó hay không?
Căn cứ Điều 20 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định về quá trình làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại như sau:
"Điều 20. Làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và người bị khiếu nại
1. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần đầu, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.
2. Trong quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh làm việc trực tiếp với người bị khiếu nại, người có quyền, lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại, giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại,
3. Nội dung làm việc quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần, nội dung và có chữ ký của các bên. Biên bản được lập thành ít nhất hai bản, mỗi bên giữ một bản. Biên bản làm việc thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này."
Như vậy, trường hợp có liên quan đến quyền và lợi ích của bên thứ ba, người giải quyết khiếu nại có quyền làm việc trực tiếp với người có quyền hoặc lợi ích liên quan và yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung khiếu nại.
Trường hợp đây là quá trình giải quyết khiếu nại lần hai, người giải quyết khiếu nại có quyền yêu cầu giải trình về quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khiếu nại.
Người giải quyết khiếu nại có cần thiết phải trực tiếp xác minh thực tế vấn đề được khiếu nại hay không?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 124/2020/NĐ-CP có quy định về quá trình xác minh thực tế khi giải quyết khiếu nại như sau:
"Điều 23. Xác minh thực tế
1. Khi cần thiết, người giải quyết khiếu nại hoặc người được giao nhiệm vụ xác minh tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại.
2. Việc xác minh thực tế phải lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan. Biên bản thực hiện theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định này."
Có thể thấy, trong trường hợp cần thiết, người giải quyết khiếu nại vẫn phải tiến hành xác minh thực tế để thu thập, kiểm tra, xác định tính chính xác, hợp pháp, đầy đủ của các thông tin, tài liệu, bằng chứng liên quan đến nội dung vụ việc khiếu nại.
Theo đó, việc xác minh thực tế của người giải quyết khiếu nại phải lập thành biên bản, ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần làm việc, nội dung, kết quả xác minh, ý kiến của những người tham gia xác minh và những người khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân, tổ chức có thể góp vốn quyền sử dụng đất cho hợp tác xã thông qua hình thức nào theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn giải quyết trường hợp người vi phạm không chấp hành việc xử lý vi phạm về trật tự, an toàn giao thông theo Thông tư 69/2024?
- Mẫu giấy vay tiền không thế chấp đơn giản, hợp pháp? Cho vay không thỏa thuận lãi suất được đòi tiền lãi tối đa bao nhiêu %?
- Trách nhiệm của đại lý thuế? Người nộp thuế phải thông báo về việc thực hiện hợp đồng dịch vụ với đại lý thuế chậm nhất mấy ngày?
- Link xem trực tiếp Chung kết Mr World 2024 ở đâu? Chung kết Mr World 2024 vào lúc mấy giờ?