Người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Em ơi cho anh hỏi: Người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu có thì thời hiệu truy cứu là bao lâu? Đây là câu hỏi của anh Minh Khoa đến từ Đà Nẵng.

Người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Tội cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử
1. Người nào tự ý xóa, làm tổn hại hoặc thay đổi phần mềm, dữ liệu điện tử hoặc ngăn chặn trái phép việc truyền tải dữ liệu của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử hoặc có hành vi khác cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 286 và Điều 289 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 30 phút đến dưới 24 giờ hoặc từ 03 lần đến dưới 10 lần trong thời gian 24 giờ;
d) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 24 giờ đến dưới 72 giờ;
đ) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng quyền quản trị mạng máy tính, mạng viễn thông;
c) Tái phạm nguy hiểm;
d) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
đ) Gây thiệt hại từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
e) Làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động của mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử từ 24 giờ đến dưới 168 giờ hoặc từ 10 lần đến dưới 50 lần trong thời gian 24 giờ;
g) Làm đình trệ hoạt động của cơ quan, tổ chức từ 72 giờ đến dưới 168 giờ.
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có thể bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

mạng viễn thông

Gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông (Hình từ Internet)

Tội gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng được phân loại tội phạm nhóm nào?

Căn cứ theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:

Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.

Theo đó, tội gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng được phân loại tội phạm nghiêm trọng.

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng là bao lâu?

Căn cứ theo Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

Như vậy, thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng là 10 năm.

Mạng viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Mạng viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những giấy tờ, tài liệu nào bao gồm trong hồ sơ đề nghị cấp phép thiết lập mạng viễn thông công cộng?
Pháp luật
Mạng viễn thông dùng riêng do ai thiết lập? Các mạng viễn thông dùng riêng có thể kết nối trực tiếp với nhau không?
Pháp luật
Xâm nhập mạng viễn thông trái phép là gì? Xâm nhập mạng viễn thông có tổ chức bị phạt tù bao nhiêu năm?
Pháp luật
Nhà nước có chính sách đầu tư xây dựng mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở hạ tầng có được cấp giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng không?
Pháp luật
Mạng nội bộ là gì? Khi hòa mạng nội bộ vào mạng viễn thông công cộng có cần ký hợp đồng không?
Pháp luật
Mạng viễn thông là gì? Những trường hợp nào phải có giấy phép thiết lập mạng viễn thông dùng riêng?
Pháp luật
Điện toán đám mây là gì? Dịch vụ điện toán đám mây cung cấp tính năng nào cho người sử dụng mạng viễn thông?
Pháp luật
Những thông tin nào được ưu tiên truyền qua mạng viễn thông từ ngày 01/7/2024 theo quy định mới tại Luật Viễn thông 2023?
Pháp luật
Cáp viễn thông sợi đồng vào nhà thuê bao có bao nhiêu loại lõi dẫn? Yêu cầu về cơ học đối với lõi dẫn như thế nào?
Pháp luật
Người gây rối loạn hoạt động mạng viễn thông gây thiệt hại 1 tỷ đồng thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Mạng viễn thông
819 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Mạng viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Mạng viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào