Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng không có người giám hộ thì cơ quan có thẩm quyền cử ai làm người giám hộ?
- Điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi bắt buộc phải có kinh nghiệm trước đó hay không?
- Có thể dựa trên những tài liệu nào để xác định tuổi chính xác của người dưới 18 tuổi bị buộc tội?
- Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng không có người giám hộ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cơ quan nào cử người giám hộ?
Điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người dưới 18 tuổi bắt buộc phải có kinh nghiệm trước đó hay không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH có quy định về việc phân công người có thẩm quyền tiến hành tố tụng như sau:
"Điều 5. Phân công người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
1. Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
a) Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
b) Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
c) Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
2. Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi."
Theo quy định trên, có thể thấy việc phân công điều tra viên cũng như các đối tượng khác tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
- Có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
- Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Như vậy, trường hợp điều tra viên khi tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi nếu không có kinh nghiệm khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi trước đó thì có thể thay thế bằng 01 trong 02 điều kiện bên trên.
Người dưới 18 tuổi phạm tội (Hình từ Internet)
Có thể dựa trên những tài liệu nào để xác định tuổi chính xác của người dưới 18 tuổi bị buộc tội?
Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH có quy định như sau:
"Điều 6. Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi
1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:
a) Giấy chứng sinh;
b) Giấy khai sinh;
c) Chứng minh nhân dân;
d) Thẻ căn cước công dân;
đ) Sổ hộ khẩu;
e) Hộ chiếu.
2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.
Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.
3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.
Ví dụ: Kết luận giám định A có độ tuổi trong khoảng từ 13 tuổi 6 tháng đến 14 tuổi 2 tháng thì xác định tuổi của A là 13 tuổi 6 tháng."
Như vậy, để xác định tuổi của người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi thì có thể căn cứ vào một trong những giấy tờ nêu trên.
Người dưới 18 tuổi tham gia tố tụng không có người giám hộ thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu cơ quan nào cử người giám hộ?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH, việc phối hợp trong việc cử người để tham gia tố tụng được quy định cụ thể như sau:
"Điều 8. Phối hợp trong việc cử người để tham gia tố tụng
1. Khi tiến hành các hoạt động tố tụng đối với người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức sau đây cử người giám hộ, người đại diện, người thực hiện trợ giúp pháp lý, người bào chữa, Bào chữa viên nhân dân để tham gia tố tụng:
a) Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cư trú cử người giám hộ nếu họ không có người giám hộ đương nhiên;
b) Yêu cầu Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Bảo vệ quyền trẻ em, cơ quan, tổ chức có liên quan nơi bắt giữ, nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi có thẩm quyền điều tra cử người đại diện cho người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi trong trường hợp họ không có nơi cư trú rõ ràng, không xác định được lý lịch hoặc có người đại diện nhưng họ cố ý vắng mặt hoặc từ chối tham gia tố tụng;
c) Yêu cầu Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người thực hiện trợ giúp pháp lý cho người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi nếu họ là người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 và Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng;
d) Yêu cầu hoặc đề nghị Đoàn luật sư phân công tổ chức hành nghề luật sư cử người bào chữa; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức là thành viên của Mặt trận cử Bào chữa viên nhân dân cho người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự."
Như vậy, trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi cư trú cử người giám hộ phù hợp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sản phẩm phái sinh là gì? Kinh doanh ngoại hối và sản phẩm phái sinh của ngân hàng thương mại như thế nào?
- Tháng 12 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Xem lịch âm tháng 12/2024 chi tiết, đầy đủ nhất?
- Thiệp chúc mừng năm mới khách hàng đối tác 2025 Ất Tỵ? Thiệp chúc mừng năm mới 2025 khách hàng, đối tác?
- Năm 2025, xe khách không thực hiện đúng về giá cước, giá dịch vụ niêm yết bị phạt bao nhiêu tiền?
- 'Tam giác vàng' là gì? Buôn bán thuốc phiện tại Việt Nam thì hình phạt nặng nhất là gì? Nhẹ nhất là gì?