Người dưới 18 tuổi có quyền sở hữu nhà ở khi được tặng cho hay không? Thủ tục tặng cho người dưới 18 tuổi là gì?
Người dưới 18 tuổi có quyền sở hữu nhà ở khi được tặng cho hay không?
Người dưới 18 tuổi có quyền sở hữu nhà ở khi được tặng cho hay không?
Pháp luật về đất đai không có quy định người chưa thành niên có được phép nhận tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất,... hay quyền sở hữu nhà ở, về điều kiện tặng cho cũng không quy định cụ thể.
Tuy nhiên, tại Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 21. Người chưa thành niên
1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý."
Như vậy, giao dịch tặng cho liên quan đến đất đai cụ thể là quyền sở hữu nhà ở thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý nếu chưa đủ 18 tuổi. Người đại diện ở đây có thể là cha, mẹ.
Thủ tục tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất đối với người dưới 18 tuổi là gì?
Căn cứ theo Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
"Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất
...
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;"
Như vậy, để tặng cho quyền sở hữu nhà ở thì anh cần công chứng, chúng thực hợp đồng tặng cho.
Tài sản trong thời kỳ hôn nhân có tặng cho được không?
Trường hợp 1: Nếu căn nhà thuộc tài sản riêng của anh thì theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
"Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Như vậy, tài sản riêng của anh, không phải là tài sản chung của 2 vợ chồng thì anh có thể tặng cho quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất cụ thể là quyền sở hữu nhà ở cho con anh và vợ anh sẽ là người đứng ra đại diện nhận tặng cho.
Và khi con anh đủ 18 tuổi thì lúc đó sẽ có toàn quyền của người sở hữu nhà ở theo quy định pháp luật và được đứng tên trên Giấy chứng nhận.
Trường hợp 2: Nếu căn nhà này thuộc tài sản chung của vợ chồng anh quy định theo Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
"Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung."
Như vậy, tài sản sở hữu chung nhất của 2 vợ chồng thì không thể thực hiện tặng cho quyền sở hữu nhà ở được vì anh không thể vừa là bên tặng cho vừa là bên đại diện nhận tặng cho được.
Nếu thuộc trường hợp này thì mình sẽ chuyển từ tài sản chung thành tài sản riêng của vợ/chồng rồi sau đó mới tặng cho.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tốc độ tối đa của xe buýt từ 2025 theo Thông tư 38/2024 là bao nhiêu? Có những loại xe cơ giới nào?
- Thời điểm bổ nhiệm tổ trưởng tổ chuyên môn trường trung học cơ sở? Tổ chuyên môn có tham gia đánh giá, xếp loại giáo viên không?
- Suy nghĩ về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến hay, chọn lọc? Năm học 2024 2025, học sinh các cấp sẽ học theo chương trình mới đúng không?
- Trầm cảm là gì? Dấu hiệu trầm cảm là gì? Biến chứng nguy hiểm nhất của trầm cảm là gì theo Bộ Y tế?
- Chủ nghĩa kinh nghiệm là gì? Đặc trưng chính của chủ nghĩa kinh nghiệm? Chương trình Lý luận chính trị của sinh viên được quy định thế nào?