Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc được từ chối không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
- Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc được từ chối không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
- Người được ủy quyền phát ngôn có được ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không?
- Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì?
Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc được từ chối không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
a) Những nội dung thuộc bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước; những nội dung không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân tộc.
b) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra; đang xử lý việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trừ trường hợp do yêu cầu theo quy định của pháp luật của các cấp có thẩm quyền.
c) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, đang xử lý việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin cho báo chí.
d) Những văn bản về chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
e) Những vụ việc xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới có liên quan đến an ninh quốc gia, mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
g) Các nội dung khác theo quy định của Đảng và Nhà nước.
...
Như vậy, Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc được từ chối không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp sau đây:
(1) Những nội dung thuộc bí mật theo quy định của Đảng và Nhà nước;
Những nội dung không thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban Dân tộc.
(2) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra; đang xử lý việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trừ trường hợp do yêu cầu theo quy định của pháp luật của các cấp có thẩm quyền.
(3) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra, kiểm tra, đang xử lý việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin cho báo chí.
(3) Những văn bản về chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
(4) Những vụ việc xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới có liên quan đến an ninh quốc gia, mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
(5) Các nội dung khác theo quy định của Đảng và Nhà nước.
Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc được từ chối không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Người được ủy quyền phát ngôn có được ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí không?
Căn cứ khoản 3 Điều 3 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định về người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc như sau:
Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc
...
2. Người phát ngôn quy định tại điểm c khoản 1 Điều này nếu không thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm ủy quyền cho người có trách nhiệm thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
3. Người được ủy quyền phát ngôn quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người khác.
4. Công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc không được giao nhiệm vụ phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí thì không được nhân danh đại diện Ủy ban Dân tộc để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí. Trường hợp những người này trả lời phỏng vấn trên báo chí thì việc trả lời phỏng vấn đó chỉ mang tính chất cá nhân, không sử dụng chức danh quản lý Nhà nước, và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung phát ngôn.
Như vậy, theo quy định thì Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc không được ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Người được ủy quyền phát ngôn của Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm gì?
Căn cứ khoản 3 Điều 8 Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 543/QĐ-UBDT năm 2021 quy định quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn như sau:
Quyền và trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
...
d) Những văn bản về chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến, lấy ý kiến rộng rãi trong xã hội.
e) Những vụ việc xảy ra ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên giới có liên quan đến an ninh quốc gia, mà theo quy định của pháp luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép.
g) Các nội dung khác theo quy định của Đảng và Nhà nước.
4. Trách nhiệm của Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn:
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
b) Báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trước khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Như vậy, theo quy định thì Người được ủy quyền phát ngôn có các trách nhiệm sau:
(1) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Bộ trưởng, Chủ nhiệm về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo chí.
(2) Báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm trước khi phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí những vấn đề phức tạp, nhạy cảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?