Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì có tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp nữa hay không?
Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì có tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp nữa hay không?
Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì có được tiếp tục thực hiện vụ việc hay không, căn cứ theo Điều 2 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định: "Trợ giúp pháp lý là việc cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật."
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý
1. Vụ việc trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp phải từ chối theo quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này;
b) Người được trợ giúp pháp lý thực hiện một trong các hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 2 Điều 6 của Luật này;
c) Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
...
Theo đó vụ việc trợ giúp pháp lý sẽ không được thực hiện nếu người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
Trợ giúp pháp lý (Hình từ Internet)
Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cần gửi đơn rút yêu cầu về cho ai?
Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì cần gửi đơn rút yêu cầu về cho ai, căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 12/2018/TT-BTP quy định:
Yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý của người được trợ giúp pháp lý
1. Người được trợ giúp pháp lý có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý thì làm đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, Chi nhánh có trách nhiệm trả lời người được trợ giúp pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 25 của Luật Trợ giúp pháp lý.
2. Người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 37 của Luật Trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý. Khi nhận được đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Theo đó người được trợ giúp pháp lý có nguyện vọng rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì làm đơn rút yêu cầu trợ giúp pháp lý theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này và gửi tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý. Tải đơn rút yêu cầu Tại đây
Cùng với đó khi nhận được đơn rút yêu cầu cầu trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc Chi nhánh hoặc người thực hiện trợ giúp pháp lý trả lời ngay bằng văn bản về việc không tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về trợ giúp pháp lý như thế nào?
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về trợ giúp pháp lý như thế nào, căn cứ theo khoản 4 Điều 40 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý
...
đ) Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho người thực hiện trợ giúp pháp lý;
e) Tổ chức công tác truyền thông về trợ giúp pháp lý và việc thẩm định, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
g) Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện hoạt động trợ giúp pháp lý; khen thưởng, kỷ luật và xử lý vi phạm trong hoạt động trợ giúp pháp lý;
h) Tiếp nhận hỗ trợ, đóng góp của tổ chức, cá nhân cho công tác trợ giúp pháp lý;
i) Thực hiện hợp tác quốc tế về trợ giúp pháp lý.
3. Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương; bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Theo đó trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình quản lý nhà nước về trợ giúp pháp lý tại địa phương.
Ngoài ra Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cần phải bảo đảm các điều kiện làm việc cho Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tặng cho nhà ở có bắt buộc phải lập thành văn bản không? Nhận tặng cho nhà ở có bắt buộc phải đi đăng ký quyền sở hữu không?
- Mẫu hợp đồng xây dựng nhà xưởng là mẫu nào? Có được áp dụng hợp đồng trọn gói đối với hợp đồng xây dựng nhà xưởng không?
- Người lao động có được xin tạm ứng tiền lương không? Mẫu đơn đề nghị tạm ứng tiền lương dành cho người lao động hiện nay?
- Mẫu Báo cáo kiểm điểm Ban chấp hành đoàn mới nhất? Quy trình bầu Ban Chấp hành đoàn khoá mới thế nào?
- Download mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Thời hạn đại diện giải quyết tranh chấp đất đai theo giấy ủy quyền?