Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào?

Xin cho hỏi: Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý có được công khai để người được trợ giúp pháp lý biết hay không? Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào? - câu hỏi của anh Giang (Bình Dương)

Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý có được công khai để người được trợ giúp pháp lý biết hay không?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 11/2014/TT-BTP quy định như sau:

Bảo đảm sự tham gia bình đẳng của người thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động trợ giúp pháp lý
...
2. Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý công khai danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức mình để người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền lựa chọn, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý. Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thể hiện rõ giới tính, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được giao.
....

Căn cứ trên quy định thì danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý được tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý công khai để người được trợ giúp pháp lý thực hiện quyền lựa chọn, thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý.

Danh sách người thực hiện trợ giúp pháp lý phải thể hiện rõ giới tính, lĩnh vực chuyên môn và kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực chuyên môn được giao.

trợ giúp pháp lý

Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi nào? (Hình từ Internet)

Người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình khi nào?

Theo khoản 5 Điều 8 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định như sau:

Quyền của người được trợ giúp pháp lý
...
5. Lựa chọn một tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương trong danh sách được công bố; yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý khi người đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 của Luật này.
6. Thay đổi, rút yêu cầu trợ giúp pháp lý.
7. Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
8. Khiếu nại, tố cáo về trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, người được trợ giúp pháp lý là nạn nhân bạo lực gia đình có quyền yêu cầu thay đổi người thực hiện trợ giúp pháp lý cho mình khi nhận thấy người thực hiện trợ giúp pháp lý thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, cụ thể:

- Thuộc trường hợp không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý;

- Thuộc trường hợp buộc phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý.

Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trong những trường hợp nào?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 25 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định các trường hợp không được tiếp tục thực hiện hoặc phải từ chối thực hiện trợ giúp pháp lý như sau:

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý không được tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Thực hiện hành vi bị nghiêm cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trừ trường hợp đã chấp hành xong hình thức xử lý vi phạm và được thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của Luật này;

+ Bị thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, Chứng chỉ hành nghề luật sư, thẻ tư vấn viên pháp luật;

+ Các trường hợp không được tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về tố tụng.

- Người thực hiện trợ giúp pháp lý phải từ chối thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đã hoặc đang thực hiện trợ giúp pháp lý cho người được trợ giúp pháp lý là các bên có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác đối với vụ việc tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng trong lĩnh vực dân sự;

+ Có căn cứ cho rằng người thực hiện trợ giúp pháp lý có thể không khách quan trong thực hiện trợ giúp pháp lý;

+ Có lý do cho thấy không thể thực hiện vụ việc trợ giúp pháp lý một cách hiệu quả, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý.

Lưu ý: Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người được trợ giúp pháp lý và cử người khác thực hiện trợ giúp pháp lý trong trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

Trợ giúp pháp lý TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TRỢ GIÚP PHÁP LÝ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý tư vấn pháp luật phải có trách nhiệm giải đáp cho người được trợ giúp pháp lý trong thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Người thực hiện trợ giúp pháp lý kích động người được trợ giúp pháp lý khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật có bị phạt tiền hay không?
Pháp luật
Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có đúng không? Người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp gì cho tổ chức trợ giúp pháp lý?
Pháp luật
Tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý có phải bồi thường thiệt hại do lỗi của người thuộc tổ chức mình gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý không?
Pháp luật
Người vợ là nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có được trợ giúp pháp lý miễn phí để thực hiện các thủ tục tố tụng không?
Pháp luật
Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình có thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý không? Người được trợ giúp pháp lý có quyền được trợ giúp mà không phải trả tiền không?
Pháp luật
Đối tượng được trợ giúp pháp lý theo quy định pháp luật có bao gồm nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm cung cấp bảng thông tin về trợ giúp pháp lý cho Ủy ban nhân dân không?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý là ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Người được trợ giúp pháp lý rút yêu cầu trợ giúp pháp lý thì có tiếp tục thực hiện vụ việc trợ giúp nữa hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trợ giúp pháp lý
1,055 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trợ giúp pháp lý
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào