Người được thi hành án có thể yêu cầu bắt giữ tàu bay để thực hiện việc kê biên tài sản hay không?
Người được thi hành án có thể yêu cầu bắt giữ tàu bay để thực hiện việc kê biên tài sản hay không?
Căn cứ Điều 31 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về việc bắt giữ tàu bay theo yêu cầu của người được thi hành ánh như sau:
Quyền yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Người được thi hành án có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền quy định tại Điều 3 của Pháp lệnh này quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án.
2. Bắt giữ tàu bay để thi hành án theo quy định tại Pháp lệnh này là thực hiện việc kê biên đối với tàu bay quy định tại khoản 4 Điều 96 của Luật thi hành án dân sự. Tàu bay đã bị kê biên không được phép di chuyển khỏi cảng hàng không, sân bay.
Dẫn chiếu Điều 96 Luật Thi hành án Dân sự 2008 quy định về kê biên phương tiện giao thông như sau:
Kê biên phương tiện giao thông
1. Trường hợp kê biên phương tiện giao thông của người phải thi hành án, Chấp hành viên yêu cầu người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng phương tiện đó phải giao giấy đăng ký phương tiện đó, nếu có.
2. Đối với phương tiện giao thông đang được khai thác sử dụng thì sau khi kê biên Chấp hành viên có thể thu giữ hoặc giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng, bảo quản nhưng không được chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp.
Trường hợp giao cho người phải thi hành án, người đang quản lý, sử dụng tiếp tục khai thác sử dụng phương tiện giao thông thì Chấp hành viên cấp cho người đó biên bản thu giữ giấy đăng ký để phương tiện được phép tham gia giao thông.
3. Chấp hành viên có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấm chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, cho thuê hoặc hạn chế giao thông đối với phương tiện bị kê biên.
4. Việc kê biên đối với tàu bay, tàu biển để thi hành án được thực hiện theo quy định của pháp luật về bắt giữ tàu bay, tàu biển.
Như vậy, người được thi hành án dân sự có quyền yêu cầu phía Tòa án nhân dân thực hiện bắt giữ tàu bay để tiến hành kê biên tài sản đối với tàu bay.
Người được thi hành án có thể yêu cầu bắt giữ tàu bay để thực hiện việc kê biên tài sản hay không? (Hình từ Internet)
Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 32 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 quy định về căn cứ bắt giữ tàu bay để thi hành án như sau:
Căn cứ bắt giữ tàu bay để thi hành án
1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu bay để thi hành án theo quy định tại Điều 31 của Pháp lệnh này, Tòa án quyết định bắt giữ tàu bay trong các trường hợp sau đây:
a) Thực hiện theo bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 của Luật thi hành án dân sự;
b) Người phải thi hành án về tài sản là chủ sở hữu tàu bay tại thời điểm yêu cầu bắt giữ;
c) Nghĩa vụ thi hành án là việc phải bồi thường thiệt hại do tàu bay đó gây ra cho người được thi hành án.
2. Tòa án chỉ quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản khác hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.
3. Tòa án nhân dân tối cao quy định việc bắt giữ tàu bay trong trường hợp người thi hành án chỉ có tài sản là tàu bay, tàu biển ở Việt Nam .
Theo đó, Tòa án nhân dân chỉ thực hiện bắt giữ tàu bay để thi hành án khi cơ quan thi hành án dân sự không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản khác hoặc các biện pháp cưỡng chế khác để thi hành án trừ trường hợp bắt giữ theo bản án, quyết định được thi hành theo quy định hoặc người phải thi hành án ở nước ngoài và không có tài sản khác ở Việt Nam.
Lưu ý: Việc ra quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án cũng cần dựa trên các căn cứ sau:
(1) Thực hiện theo bản án, quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự 2008;
(2) Người phải thi hành án về tài sản là chủ sở hữu tàu bay tại thời điểm yêu cầu bắt giữ;
(3) Nghĩa vụ thi hành án là việc phải bồi thường thiệt hại do tàu bay đó gây ra cho người được thi hành án.
Trình tự thực hiện bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 10 Pháp lệnh thủ tục bắt giữ tàu bay 2010 thì việc bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự được thực hiện như sau:
(1) Chánh án Tòa án nhân dân sau khi ra quyết định bắt giữ tàu bay để thi hành án dân sự sẽ phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định.
(2) Trong thời hạn 12 giờ, kể từ thời điểm ban hành quyết định bắt giữ tàu bay, cán bộ Tòa án được phần công đến cảng hàng không, sân bay giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không nơi tàu bay bị yêu cầu bắt giữ.
Trong trường hợp cán bộ Tòa án không thể đến được cảng hàng không, sân bay thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
(3) Giám đốc Cảng vụ hàng không hoặc Trưởng đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện quyết định bắt giữ tàu bay theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mạng lưới tư vấn viên là gì? Doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận mạng lưới tư vấn viên nhằm mục đích?
- Tải về mẫu bản án hình sự sơ thẩm mới, chuẩn pháp lý? Trường hợp Viện kiểm sát được kháng nghị bản án?
- Giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí là gì? Điều kiện áp dụng giá hợp đồng xây dựng theo chi phí cộng phí?
- Tên gọi của hội cần phải bảo đảm những điều kiện nào? Tên gọi của hội được pháp luật quy định gồm những tên gọi nào?
- Tà dâm là gì? Dâm ô là gì? Mức phạt cao nhất cho hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi là bao năm tù giam?