Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ do ai quản lý?
- Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ do ai quản lý?
- Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án bằng phương thức nào?
- Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm những gì?
Người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm thì sẽ do ai quản lý?
Cụ thể khoản 3 Điều 10 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với một số trường hợp cụ thể như sau:
Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù đối với một số trường hợp cụ thể
...
3. Tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm.
Ngay sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 377 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Theo đó, người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Ngay sau khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm, trại giam, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện đang quản lý người được tạm đình chỉ tổ chức giao người tạm đình chỉ cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó về cư trú, đơn vị quân đội được giao quản lý.
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án bằng phương thức nào?
Theo Điều 9 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định thủ tục nhận hồ sơ và xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù như sau:
Thủ tục nhận hồ sơ và xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:
a) Bàn giao trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi bằng phương tiện điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được gửi đến Tòa án có thẩm quyền bằng các phương thức sau đây:
- Bàn giao trực tiếp tại Tòa án;
- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
- Gửi bằng phương tiện điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm những gì?
Cụ thể tại Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP quy định về hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù bao gồm:
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù
1. Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù gồm các tài liệu sau:
a) Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
b) Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
c) Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;
d) Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;
đ) Đối với phạm nhân là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi phải có kết luận của bệnh viện cấp huyện trở lên về việc phạm nhân có thai hoặc bản sao Giấy khai sinh hoặc Giấy chứng sinh của con phạm nhân, xác nhận của Giám thị trại giam, trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi phạm nhân đang chấp hành án về việc họ đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi trong trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ;
e) Đối với phạm nhân bị bệnh nặng phải có kết luận của Hội đồng giám định y khoa hoặc bản sao bệnh án, kết luận của bệnh viện cấp tỉnh hoặc cấp quân khu trở lên về tình trạng sức khỏe của người đó. Riêng phạm nhân bị nhiễm HIV đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV phải có kết quả xét nghiệm HIV theo quy định của Bộ Y tế và bản sao Bệnh án hoặc kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền khẳng định đã chuyển giai đoạn lâm sàng IV, đang có nhiễm trùng cơ hội, không có khả năng tự phục vụ bản thân và có tiên lượng xấu;
g) Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vì lý do là lao động duy nhất trong gia đình phải có Bản tường trình có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân về cư trú về việc phạm nhân là lao động duy nhất trong gia đình, nếu tiếp tục chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt;
h) Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;
i) Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
...
Hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân để xét xử giám đốc thẩm, tái thẩm bao gồm
+ Đơn đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù cho phạm nhân của người thân thích với phạm nhân đó, có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phạm nhân cư trú;
+ Văn bản đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù của Giám thị trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu (trong trường hợp do Viện kiểm sát đề nghị);
+ Bản sao bản án, quyết định hoặc bản sao trích lục bản án hình sự đã có hiệu lực pháp luật;
+ Bản sao Quyết định thi hành án phạt tù;
+ Đối với phạm nhân được đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù do nhu cầu công vụ phải có văn bản đề nghị của cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương hoặc đơn vị quân đội có liên quan đến việc thực hiện công vụ đó;
+ Các tài liệu khác liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?