Người được giao sử dụng vật liệu nổ khi mang vật liệu nổ có trách nhiệm phải mang theo giấy phép sử dụng hay không?
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vật liệu nổ có trách nhiệm gì?
- Điều kiện của người được giao sử dụng vật liệu nổ được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm của người được giao sử dụng vật liệu nổ được quy định như thế nào?
- Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ phải có điều kiện và trách nhiệm gì?
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vật liệu nổ có trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ như sau:
“Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp được trang bị, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trong việc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Chỉ được giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này.
3. Phân công người có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 8 của Luật này quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
4. Bố trí kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.”
Điều kiện của người được giao sử dụng vật liệu nổ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về điều kiện của người được giao sử dụng vật liệu nổ như sau:
“Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
[...]”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người được giao sử dụng vật liệu nổ phải có điều kiện theo như các quy định nêu trên.
Vật liệu nổ
Trách nhiệm của người được giao sử dụng vật liệu nổ được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về trách nhiệm của người được giao sử dụng vật liệu nổ như sau:
“Điều 7. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ
[...]
2. Người được giao sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm sau đây:
a) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng mục đích, đúng quy định;
b) Khi mang vũ khí, công cụ hỗ trợ phải mang theo giấy chứng nhận, giấy phép sử dụng;
c) Bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng;
d) Bàn giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ và giấy phép cho người có trách nhiệm quản lý, bảo quản theo đúng quy định sau khi kết thúc nhiệm vụ hoặc hết thời hạn được giao.
[...]”
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người được giao sử dụng vật liệu nổ khi mang vật liệu nổ không có trách nhiệm phải mang theo giấy phép sử dụng.
Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ phải có điều kiện và trách nhiệm gì?
Căn cứ Điều 8 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 quy định về điều kiện và trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ như sau:
“Điều 8. Điều kiện, trách nhiệm của người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ
1. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ phải bảo đảm đủ điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;
c) Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;
d) Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy, kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ;
đ) Nắm vững nội quy, chế độ quản lý, bảo quản kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ.
2. Người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện đúng chế độ, đúng quy trình, bảo đảm an toàn, không để mất, hư hỏng.
3. Chính phủ quy định việc huấn luyện và cấp chứng chỉ về quản lý vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ; chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ.”
Như vậy, người được giao quản lý kho, nơi cất giữ vật liệu nổ phải có điều kiện và trách nhiệm theo như quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thành phần hồ sơ, trình tự cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất theo Nghị định 175?
- Phân loại phương tiện tham gia giao thông đường bộ từ năm 2025? Quy định về niên hạn sử dụng của xe cơ giới?
- Viết đoạn văn kể một ngày đi học của em lớp 2? Quy định về yêu cầu đánh giá học sinh lớp 2 như thế nào?
- Rằm tháng Giêng là gì? Rằm tháng Giêng cúng gì? Rằm tháng Giêng Ất Tỵ là thứ mấy ngày mấy dương? Thờ cúng tổ tiên Rằm tháng Giêng có phải là hoạt động tín ngưỡng?
- Nghị định 120 về đơn vị sự nghiệp công lập quy định về vấn đề gì? Đối tượng áp dụng của Nghị định 120?