Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng là bao nhiêu?
- Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng là bao nhiêu?
- Mức thù lao của người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình tại cấp xã do ai quyết định?
- Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy được quy định như thế nào?
Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 34 Nghị định 116/2021/NĐ-CP về điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chế độ hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện như sau:
Điều kiện đảm bảo cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và chế độ hỗ trợ người cai nghiện tự nguyện
...
3. Kinh phí lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký cai nghiện tự nguyện; hỗ trợ người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, người được giao quản lý, hỗ trợ đối tượng cai nghiện tại gia đình, cộng đồng và các khoản kinh phí khác phục vụ cho việc tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng do ngân sách Nhà nước bảo đảm theo phân cấp của Luật Ngân sách nhà nước.
4. Chế độ hỗ trợ:
a) Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, đối tượng quản lý sau cai nghiện ma túy tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng. Mức thù lao tối đa là 0,6 (không phẩy sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành;
b) Người cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng khi hoàn thành ít nhất 03 giai đoạn theo quy định tại Điều 22, 23 và Điều 24 của Nghị định này thì được nhà nước hỗ trợ một lần kinh phí cai nghiện, mức tối thiểu bằng mức lương cơ sở hiện hành.
5. Nội dung chi, mức chi quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Như vậy, người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng tối đa là 0,6 (không phẩy sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành.
Ngoài ra, mức lương cơ sở hiện nay là 1,8 triệu đồng theo Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Do đó, mức thù lao tối đa hàng tháng của người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình tại cấp xã là: 1.080.000 đồng.
Người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình tại cấp xã được hưởng thù lao hàng tháng là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Mức thù lao của người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý cho đối tượng cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình tại cấp xã do ai quyết định?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 62/2022/TT-BTC về chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng như sau:
Chi cho công tác tổ chức cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng
1. Chi lập, xét duyệt hồ sơ đăng ký cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng:
...
2. Chi thù lao hàng tháng đối với người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã: Căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định mức thù lao hàng tháng đối với người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, tối đa không quá 0,6 (không phẩy sáu) lần mức lương cơ sở hiện hành theo quy định tại điểm a Khoản 4 Điều 34 Nghị định số 116/2021/NĐ-CP.
Như vậy, căn cứ khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp xem xét quyết định việc chi thù lao hàng tháng đối với người được giao nhiệm vụ tư vấn tâm lý, xã hội, quản lý, hỗ trợ các đối tượng cai nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng theo phân công của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy được quy định như thế nào?
Nguyên tắc tổ chức cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy được quy định tại Điều 4 Nghị định 116/2021/NĐ-CP như sau:
- Việc tổ chức cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải được thực hiện theo quy định tại Luật Phòng, chống ma túy 2021, Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, Nghị định 116/2021/NĐ-CP và các quy định pháp luật khác có liên quan.
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy phải tôn trọng quyền, nghĩa vụ của người cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy; bảo đảm bí mật cá nhân của người cai nghiện ma túy, người sau cai nghiện ma túy; chỉ cung cấp thông tin liên quan cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho việc tổ chức cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc; có chính sách khuyến khích, hỗ trợ người tự nguyện cai nghiện, người sau cai nghiện ma túy và tổ chức, cá nhân tham gia công tác cai nghiện, quản lý sau cai nghiện ma túy.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vận động viên đe dọa xâm phạm sức khỏe tính mạng trong thi đấu thể thao có bị xử phạt hay không?
- Giới nghiêm là gì? Lệnh giới nghiêm trong hoạt động quốc phòng cần phải xác định những nội dung nào?
- Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước có số lượng người sử dụng bao nhiêu được xem là có quy mô rất lớn?
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?