Người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì có tiếp tục việc giám hộ nữa không? Quyền của người giám hộ được quy định như thế nào?
Giám hộ được hiểu như thế nào?
Tại Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc giám hộ như sau:
"Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
2. Trường hợp giám hộ cho người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì phải được sự đồng ý của người đó nếu họ có năng lực thể hiện ý chí của mình tại thời điểm yêu cầu.
3. Việc giám hộ phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Người giám hộ đương nhiên mà không đăng ký việc giám hộ thì vẫn phải thực hiện nghĩa vụ của người giám hộ."
Ai thuộc đối tượng được giám hộ?
Theo Điều 47 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người được giám hộ như sau:
Người được giám hộ bao gồm:
- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ;
- Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; cha, mẹ đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; cha, mẹ đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con; cha, mẹ đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ;
- Người mất năng lực hành vi dân sự;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Một người chỉ có thể được một người giám hộ, trừ trường hợp cha, mẹ cùng giám hộ cho con hoặc ông, bà cùng giám hộ cho cháu.
Người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì có tiếp tục việc giám hộ nữa không?
Quyền của người giám hộ được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người giám hộ như sau:
"Điều 58. Quyền của người giám hộ
1. Người giám hộ của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có các quyền sau đây:
a) Sử dụng tài sản của người được giám hộ để chăm sóc, chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu của người được giám hộ;
b) Được thanh toán các chi phí hợp lý cho việc quản lý tài sản của người được giám hộ;
c) Đại diện cho người được giám hộ trong việc xác lập, thực hiện giao dịch dân sự và thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người được giám hộ.
2. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi có quyền theo quyết định của Tòa án trong số các quyền quy định tại khoản 1 Điều này."
Người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì có tiếp tục việc giám hộ nữa không?
Căn cứ Điều 62 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt việc giám hộ như sau:
"Điều 62. Chấm dứt việc giám hộ
1. Việc giám hộ chấm dứt trong trường hợp sau đây:
a) Người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Người được giám hộ chết;
c) Cha, mẹ của người được giám hộ là người chưa thành niên đã có đủ điều kiện để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
d) Người được giám hộ được nhận làm con nuôi.
2. Thủ tục chấm dứt việc giám hộ thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch."
Như vậy, theo điểm d khoản 1 Điều 62 Bộ luật này, khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì việc giám hộ sẽ chấm dứt. Do đó, cháu của chị khi được nhận nuôi thì chị sẽ chấm dứt việc giám hộ theo quy định nêu trên.
Hậu quả chấm dứt việc giám hộ là gì?
Căn cứ Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả chấm dứt việc giám hộ như sau:
- Trường hợp người được giám hộ đã có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người được giám hộ.
- Trường hợp người được giám hộ chết thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản với người thừa kế hoặc giao tài sản cho người quản lý di sản của người được giám hộ, chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho người thừa kế của người được giám hộ; nếu hết thời hạn đó mà chưa xác định được người thừa kế thì người giám hộ tiếp tục quản lý tài sản của người được giám hộ cho đến khi tài sản được giải quyết theo quy định của pháp luật về thừa kế và thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người được giám hộ.
- Trường hợp chấm dứt việc giám hộ quy định tại điểm c và điểm d khoản 1 Điều 62 của Bộ luật này thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
- Việc thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều này được lập thành văn bản với sự giám sát của người giám sát việc giám hộ.
Như vậy, trường hợp chấm dứt việc giám hộ khi người được giám hộ được nhận làm con nuôi thì trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt việc giám hộ, người giám hộ thanh toán tài sản và chuyển giao quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự vì lợi ích của người được giám hộ cho cha, mẹ của người được giám hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu phiếu đánh giá sản phẩm đề nghị xét tặng Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam là mẫu nào? Tải về?
- Mẫu quyết định công nhận thành tích đột xuất cho cá nhân theo Nghị định 73 là mẫu nào? Tải về mẫu?
- Biên bản họp xét chi thưởng định kỳ theo Nghị định 73? Cách ghi Mẫu Biên bản họp xét chi thưởng định kỳ theo Nghị định 73?
- Bắn pháo hoa Tết Dương lịch HCM mấy giờ? Tết Dương lịch có thuộc các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ?
- Dự án đầu tư trong hoạt động đấu thầu gồm những dự án nào? Quy định về kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu cho dự án đầu tư?